Nghệ sĩ Hoàng Nhất (cải lương)
|
Mục lục
Hoàng Nhất xuất thân từ khóa đào tạo diễn viên của Đoàn cải lương Hương Tràm, tỉnh Cà Mau, cùng khóa với Lịch Sử và Hoa Phượng – hai cô đào từng gây “sửng sốt” giới chuyên môn tại TPHCM khi đoạt HCV giải Trần Hữu Trang năm 2000 một cách đầy ấn tượng.
1. Tiểu sử
Sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo này, Hoàng Nhất cùng với Lịch Sử và Hoa Phượng trở thành trụ cột của đoàn Hương Tràm, đảm nhiệm vai chính.
Năm 2005, đạo diễn Trần Ngọc Giàu đã “chấm” Hoàng Nhất và giao cho anh vai diễn người chiến sĩ cách mạng trong vở Cây Sầu Riêng Trổ Bông, đóng cặp với NSƯT Phương Hồng Thủy trong chương trình Nhà hát Truyền hình và phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1.
Giọng ca của Hoàng Nhất nghe gần giống với giọng của NSƯT Kim Tử Long. Anh có lối diễn xuất mộc mạc, chân phương, rất thích hợp với các vai kép mùi.
Những năm sau này, Hoàng Nhất trở nên gần gũi với khán giả TPHCM khi anh xuất hiện liên tục trên sóng truyền hình cũng như ghi hình trong các vở video cải lương.
Ngoại hình ưa nhìn, giọng ca truyền cảm, Hoàng Nhất xứng đáng là một kép “đẹp” của sân khấu cải lương.
Khi màn đêm buông xuống anh nghe xuồng câu văng vẳng trên sông tuồng cải lương Lan và Điệp, rồi tự khóc, tự cười để mơ một ngày đến với nghiệp cầm ca. Khi nghệ sĩ Minh Đương phát hiện ra anh có giọng ca, xuống đến nhà xin cha mẹ anh cho “nó được theo đoàn Hương Tràm” – nghệ sĩ Minh Đương đã kể: Ba má Hoàng Nhất lúc đó bảo: “Nếu trong một ngày nó cuốc hết đám rẫy thì sẽ cho đi”.
Thế là anh chàng thanh niên 19 tuổi hăng hái cuốc đất đến quên đói, để được khăn gói theo nghệ sĩ Minh Đương về đoàn Hương Tràm. Về đoàn, anh được học bổ túc văn hóa, được kết nạp Đảng. Hành trang nghệ thuật của Nhất đã có 6 HCV.
Nhất ca chân phương, diễn mộc mạc, chịu khó vươn lên. Vai Tùng trong vở Nửa đời hương phấn, hoặc Thắng trong Nước mắt thâm tình đều là những cố gắng đáng được ghi nhận của một anh kép tỉnh lên thành lương còn muôn vàn khốn khó.”
Lên thành phố lập nghiệp tính đến nay đã hơn ba năm. Khoảng thời gian có thể làm người ta chững chạc hơn. Cho đến bây giờ, anh vẫn không thể nào quên được những ngày đầu ”chân ướt chân ráo” về thành phố, mọi thứ đều quá mới mẻ với anh… đến nỗi, anh được bạn bè tặng cho biệt danh ”Hai Lúa”.
Và ngày ấy, một thân một mình đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng Hoàng Nhất không hề nản chí hay lùi bước. Trái lại, anh lươn dấn thân vào những thử thách đó như là một sự thách thức” đối với chính mình. Còn hôm nay thì có lẽ, trong mắt của nhiều người, Hoàng Nhất đã thay đổi rất nhiều. Hoàng Nhất cho rằng thành quả mà anh có được sau ba năm ở đất Sài Gòn chính là anh đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích cho nghề nghiệp và học cả những bài học ”làm người” trước nhân tình thế thái….Hiện tại, Hoàng Nhất đang cộng tác với SK 179. Ngoài vai trò là một diễn viên, Hoàng Nhất còn ”kiêm nhiệm” thêm công tác đối ngoại, mời diễn viên cho đoàn… Hoàng Nhất cho biết: ”Sau khi ra mắt vở ”Sau lũy tre làng’, tất cả anh em đều rất phân khởi. Mọi người đang lên kế hoạch đưa vở đi lưu diễn ở Cần Thơ, Hậu Giang và chuẩn bị lên sàn tập vở diễn mới. Tôi cảm thấy rất vui khi được mời về đây cộng tác. Vì/ sân khấu với những vở diễn trọn vẹn chính là nơi để nghệ sĩ rèn luyện tay nghề của mình tốt nhất’.
2. Vở cải lương kinh điển:
– Định Mệnh
– Chồng Ơi
– Nỗi Niềm Hối Hận
3. Bài ca cổ, tân cổ để đời:
– Chung Một Dòng Sông
– Chung Mảnh Trăng Thề
– Miệt Vườn Quê Em
– Quán Nước Quê Nghèo
– Nắng Đẹp Tình Quê
– Tô Ánh Nguyệt
4. Danh hiệu, giải thưởng:
– (* Đang Cập Nhật*)