Khải Hoàn

khai-hoan

Nghệ sĩ Khải Hoàn (cải lương)

  • Tên thật: Nguyễn Khải Hoàn
  • Năm sinh: 1953
  • Quê quán: Cần Thơ
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Lĩnh vực: Cải lương

 

Mục lục

  1. Tiểu sử
  2. Vở cải lương kinh điển
  3. Bài ca cổ, tân cổ để đời
  4. Danh hiệu, giải thưởng

Nhạc sĩ Khải Hoàn sinh trong một gia đình cách mạng (ông nội là liệt sĩ, cha là cán bộ nghỉ hưu) hiện đang sinh sống tại TPHCM. Anh là trưởng nam và là người duy nhất trong gia đình theo con đường nghệ thuật và đã thành danh khi còn rất trẻ.

1. Tiểu sử

Lắm tài thì nhiều tật. Nhưng tài năng của nhạc sĩ Khải Hoàn là kết quả của quá trình nỗ lực, phấn đấu không biết mệt mỏi. Đã có những thời điểm anh bị căn bệnh đậu mùa cướp mất nguồn sáng quý báu của đời mình ngay từ lúc mới tròn 4 tuổi. Từ đó, không biết đâu là sắc màu, chỉ cảm nhận được cuộc sống qua âm thanh thì làm sao mơ ước một tương lai tươi sáng

Năm 7 tuổi, anh được gia đình đưa lên thành phố HCM học chữ ở trường mù cho đến hết bậc trung học. Bước ”đột phá” quan trọng là anh thử khả năng của mình ở trung học phổ thông tại trường Nguyễn An Ninh (Quận 10) khi học chung với những học sinh sáng mắt. Anh được ưu tiên có bạn bên cạnh đọc giúp cho anh ghi chép bằng máy đánh chữ braile dành cho người mù, nộp bài sau.

Ba năm sau, anh đỗ bằng tú tài toàn phần. Điều đáng quan tâm là trong thời gian này, anh không chỉ tập trung cho học vấn mà còn học nhạc. Ban đầu, anh được cha dạy đàn mandoline, sau đó tìm đến nhạc sĩ cải lương Phi Long để học guitar phím lõm và violon về nhạc tài tử cải lương (một buổi học chữ, một buổi học đờn, ban đêm ôn tập cả hai môn). Khi đậu tú tài cũng là lúc anh đã đờn thành thạo 20 bài bản Tổ nhạc tài tử và một số bài bản cải lương. Ngoài ra, anh còn mày mò tự học thêm đờn tranh và kìm. Vì tật nguyền, không thể tiếp tục sự nghiệp học hành, anh quyết định theo con đường nghệ thuật cải lương.

Nghệ sĩ Khải Hoàn khởi nghiệp từ đoàn Cải lương Kim Chung 2 (1972) cho đến ngày giải phóng năm 1975. Sau đó, anh tiếp tục đờn chánh Guitar lõm qua các đoàn như là Tân Dạ Lý, Long An l, Vàm Cỏ Nha Trang, Khánh Hồng An Giang, Sông Tiền… rồi về Nhà hát Trần Hữu Trang (Đoàn 2 – 1990) cho đến nay. Trong thời gian đi đờn cho các đoàn, Khải Hoàn tự sáng tạo một phong cách diễn tấu riêng cho mình nghĩa là lối chạy chữ, nhấn nhá hoàn toàn mới lạ so với trước đó đã học thầy, cũng như khác với cách diễn tấu của nhiều danh cầm khác. Có lẽ, Khải Hoàn luôn diễn tấu bằng cảm xúc và thẩm âm từ tâm tấu, tuy anh không nhìn thấy những cung bậc (phím đờn) nhưng anh chạy ngón nhẹ nhàng và nhạy bén. Những âm thanh đầy đặn liền mạch nhau trong tiết tấu, huyền hoặc, nhặt khoan, trầm bổng… Nét riêng diễn tấu của nhạc sĩ Khải Hoàn là tiếng nhạc luôn mang âm hưởng của loại dây bán Ngân giang, nên âm sắc hòa quyện những thanh có độ vang hơn là trầm. Âm thanh ấy luôn du dương bay bổng, dù ở những thể điệu Nam – Oán vẫn cho người cảm nhận thanh âm rộng ràng. Cũng có lẽ cha mẹ anh sinh anh ra là để anh theo nghề đờn, nên anh không bị chi phối bởi hoàn cảnh hay số phận của mình anh không nghĩ mình bất hạnh hơn bao người khác vì niềm hạnh phúc của anh là được làm nghề phục vụ cho bao người, bên cạnh là có đồng nghiệp quý mến, gia đình quan tâm chia sẻ

2. Vở cải lương kinh điển:

– Tô ánh Nguyệt, Đời cô Lựu (của Trần Hữu Trang)
– Nửa đời hương phấn (Hà Triều – Hoa Phượng)
– Vợ tạm chồng hờ (Thế Châu – Nhị Kiều)
– Của trời cho (Đức Hiền), Lan và Điệp (Loan Thảo)

3. Bài ca cổ, tân cổ để đời:

– Huế
– Văn Thiên Trường
– Lý Vọng Thê

4. Danh hiệu, giải thưởng:

– Năm 1993 được nhà nước trao tặng huy chương sự nghiệp văn hóa

Thảo luận cho bài: "Khải Hoàn"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright 2023 © Website tổng hợp tin tức, bài hát cải lương MP3, Video cải lương để quý độc giả có thể nghe nhạc và xem video trực tuyến. Nguồn nhạc được sưu tầm từ rất nhiều nguồn trên Internet. Mọi vấn đề bản quyền xin vui lòng liên hệ Email cailuongxua@ gmail.com

Địa chỉ: 254 Minh Khai - Hà Nội.
Điện thoại: - E-mail: cailuongxua@gmail.com