Nghệ sĩ Tấn Tài (Ca cổ)– Năm sinh: 1938 |
Mục lục
Nghệ sĩ Tấn Tài được nhiều người yêu mến gọi là “Hoàng đế đĩa nhựa”. Ông có một giọng ca truyền cảm, biết cách diễn đạt nội dung bài ca nên tạo được một lối ca riêng có khả năng thu hút khán giả
1. Tiểu sử
Tấn Tài sinh tại xã Vĩnh Trạch, huyên Núi Sập, tỉnh An Giang. Xuất thân là một giáo viên (trường Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang), trong gia đình cũng không ai theo nghề ca hát nhưng vì mê đờn ca tài tử, ông đã từ bỏ nghề gõ đầu trẻ
Năm 1959, vì quá mê hát Tấn Tài mặc cho người mẹ ngăn cản đã dám trốn theo gánh hát của ông bầu Ba Bản, một đoàn nhỏ ở An Giang. Vì có giọng hát đẹp, Tấn Tài nhanh chóng trở thành kép chánh và được các đoàn khác mời. Từ đoàn nhỏ, ông hát cho đoàn lớn rồi vào Sài Gòn và thành danh.
Sau đó, Tấn Tài kết hôn với nghệ sĩ Như Ngọc – một đào chánh nổi tiếng ở miền Tây.
Năm 1968, hai vợ chồng ông lập đoàn hát với tên gọi Tân Thủ Đô Tấn Tài – Như Ngọc vang danh miền Nam những năm trước giải phóng. Đây cũng chính là khoảng thời gian Tấn Tài ra đĩa nhiều nhất. Trên thị trường những năm đó ngập tràn đĩa mang tên Tấn Tài. Nhà nhà có đĩa của ông, người người mua đĩa của ông. Chính vì thế, công chúng xưng tụng ông là “Hoàng đế đĩa nhựa”.
Trong thập niên 60-70, Tấn Tài thực hiện hơn 400 đĩa vọng cổ, tuồng cải lương cùng hàng nghìn bài hát tân cổ. Cuối thập niên 60, mỗi ngày, ông thu 5-6 đĩa hát và mỗi đĩa được định giá là 12.000 đồng, tương đương với một lượng vàng thời đó.
Năm 2011, ông qua đời tại nhà riêng ở TP. HCM vì nhiễm trùng ống dẫn mật sau ca phẫu thuật trước đó không lâu. Dù đã qua đời, tiếng hát Tấn Tài vẫn in dấu trong lòng người hâm mộ. Những bài ca của ông được liệt vào hàng tuyệt phẩm bất hủ của cải lương Việt Nam.
2. Vở cải lương kinh điển
– Khi Người Điên Biết Yêu (1975) – Kiếp Nào Có Yêu Nhau – Băng Tuyền Nữ Chúa – Chuyện Tình An Lộc Sơn – Trinh Nữ Lầu Xanh – Manh Áo Quê Nghèo – Đợi Anh Mùa Lá Rụng – Cuốn Theo Chiều Gió – Nạn Con Rơi – Trường Hận Dương Quý Phi | – Sương Mù Trên Non Cao – Chiều Đông Gió Lạnh Về – Hoa Sơn Thần Nữ – Cô Gái Đồ Long – Tiếng Vọng Ba Đèo – Cuốn Theo Chiều Gió (1975) – Cát Dung Phương Tử – Khi Rừng Mới Sang Thu – Bụi Mờ Ải Nhạn (1975) – Gió Bụi Biên Thùy |
3. Bài ca cổ, tân cổ để đời
– Hận Kinh Kha – Bụi Mờ Ải Nhạn – Yêu Người Chung Vách – Dòng Suối Tương Tư – Khúc Nhạc Từ Ly – Mất Nhau Rồi – Được Tin Em Lấy Chồng – Bông Ô Môi – Cô Nữ Sinh Đồng Khánh – Gái Nhà Nghèo – Con Đường Mang Tên Em | – Ai Lên Xứ Hoa Đào – Tiếng Độc Huyền – Mất Nhau Rồi – Lời Yêu Chưa Ngỏ – Áo Cưới Màu Hoa Cà – Buồng Cau Quê Ngoại – Áo Trắng Ngày Xưa – Đường Vào Tim – Chiều Sân Ga – Hãy Quên Nhau – Buồn Vào Tim |
4. Danh hiệu, giải thưởng
- Năm 1963, huy chương vàng giải Thanh Tâm