Nghệ sĩ: Nguyễn Kha (cải lương)– Tên thật: Nguyễn Minh Kha |
Mục lục
Nguyễn Kha là trong gương mặt ca sĩ trẻ đang có sức hút người xem trong các chương trình cải lương, ca nhạc tạp kỹ. Từng hát chung với các nữ nghệ sĩ nổi tiếng như: Cẩm Tiên, Thanh Ngân, Thoại Mỹ,… Nguyễn Nga – một giọng ca hay chịu ảnh hưởng rất lớn nghệ thuật ca của NSƯT Vũ Linh, danh ca Châu Thanh. Nghệ sĩ Nguyễn Kha học cách ca chân phương, truyền cảm, đầy nội tâm của Vũ Linh, học Châu Thanh cách luyến láy tươi trẻ, mới lạ. Với chất giọng êm ngọt, mùi mẫn ca như ru hồn người nghe, trên nền tảng bộ nhịp vững chắc khả năng biểu cảm cao của một quá trình học tập, rèn luyện bài bản từ trướng Nghệ thuật Sân khấu II (nay là trường Sân Khấu – Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh)
1. Tiểu sử
Là người con của Tây Ninh, hàng ngày Nguyễn Kha quen nghe tiếng tiếng tụng kinh cúng Tứ thời ở Thánh Thất Cao Đài. Ở Tây Ninh có phong trào đờn ca tài tử rất phổ biến, đám cưới, tiệc tùng đều có đờn ca, màn đêm buông xuống những người nông dân, lao động nghèo tụ họp lại đờn ca có thứ tình cảm khó có thể diễn tả được. Người Tây Ninh xuống thành phố Hồ Chí Minh hát cải lương thành danh, mỗi lần họ về quê hát, bà con đến coi rần rần, gia đình làng xóm rất tự hào về họ, mấy anh, mấy chị bắt chước ca cho giống họ, Kha cũng vậy. Khi thi đậu Tú tài, Kha thi vào trường NTSK 2, học khóa 15 khoa cải lương do cô Diệu Đức làm chủ nhiệm. Tốt nghiệp ra trường không theo đoàn cải lương hát tuồng dài, mà theo đoàn ca nhạc tạp kỹ hát nhạc, hát vọng cổ. Đoàn lưu diễn nhiều năm ngoài Bắc, nên tên Minh Kha trở nên xa lạ với khán giả thành phố. Khi về SG, bạn bè, nhiều đàn em có chỗ đứng vững vàng, Kha chơi vơi chưa biết sẽ làm gì trụ lại thế nào, nhưng nhờ đi lưu diễn, Nguyễn Kha có nhiều kinh nghiệm tiếp cận khán giả. Kha quyết định đổi tên từ Minh Kha thành Nguyễn Kha, dùng số tiền tích lũy được thực hiện album, từ những bài ca, trích đoạn nồi tiếng của Châu Thanh, Vũ Linh, mượn đà của đàn anh làm bệ phóng cho mình. Vol 1 ra đời, bán rất chạy, rồi vol 2, vol 3 tiếp nối nhau được khán giả ủng hộ. Lịch biểu diễn bắt đầu dày đặc.
Năm 2006, từ một Minh Kha hát lót, với số tiền thù lao ít ỏi, bây giờ anh được hướng cát-sê khá cao. Có tiền mua xe hơi, mua nhà lo mái ấm an cư cho ba má, Kha thoát khỏi cảnh nghèo khó, vô danh. Bây giờ công thành danh toại, theo yêu cầu của khán giả hâm mộ, họ mong muốn Nguyễn Kha tổ chức một đêm live show tại thành phố Hồ Chí Minh trình làng tại nơi ngày trước Kha xuất phát. Nguyễn Kha đang chuẩn bị để ra mắt chương trình trong năm nay. Sự thành công của Nguyễn Kha một lần nữa khẳng định muốn đến với sân khấu cải lương, trước hết phải có giọng ca hay.
2. Bài ca cổ, tân cổ để đời:
– Nàng Son
– Mùa Hoa Đào
– Chiến Công Thầm Lặng
– Trương Chi Mỵ Nương
– Qua Cầu Thiên Mã
– Thương Lắm Mẹ Hiền
– Lời Ru Của Ngoại
– Bóng Dáng Mẹ Hiền
– Đưa Em Về Quê Mẹ
3. Danh hiệu, giải thưởng:
– (*Đang Cập Nhật*)