Nghệ sĩ Tài Linh (cải lương)
|
Mục lục
Nghệ sĩ Tài Linh đến với cải lương do hoàn cảnh đưa đẩy chứ không phải vì vốn đã yêu thích. Tuy nhiên, bà lại rất thành đạt trên con đường nghệ thuật.
1. Tiểu sử
Tài Linh có 7 chị em mà 3 người theo nghề hát và cùng nổi danh: Chị là nữ nghệ sĩ Tài Lương, đoàn cải lương Saigon 3. Vợ chồng nghệ sĩ Tài Lương đã định cư tại Pháp hồi tháng 5 năm 1981. Kế đó là nữ nghệ sĩ Tài Linh và em trai tên Huỳnh Trung Đức sinh năm 1964, nghệ danh là Chí Linh, vợ của Chí Linh là nữ nghệ sĩ Vân Hà, con gái của soạn giả Vân An.
Do hoàn cảnh đẩy đưa Tài Linh theo nghề hát cải lương chứ không phải do Tài Linh thích cổ nhạc, xin phép gia đình cho đi học cổ nhạc như Vũ Linh, hay của Kim Tử Long, Ngọc Huyền.
Năm 1977, cuộc sống gia đình càng trở nên khó khăn khi cha của Tài Linh bị bệnh không qua khỏi. Thời buổi này tiệm may âu phục ế ẩm, mẹ giao cho cô con gái lớn quán xuyến quán may, bà dẫn Tài Linh, Chí Linh và đứa con gái út về quê ở Bến Tre sinh sống. Nữ nghệ sĩ Tài Lương hát ở đoàn cải lương Saigon 3, khi có dịp là cô về Bến Tre thăm mẹ và các em.
Cuộc sống dưới quê khó khăn nên Tài Lương đưa Tài Linh về Saigon, làm nhân viên bán vé hát của đoàn cải lương Saigon 3. Năm 21 tuổi bà thường ca tân nhạc trong các dịp sinh hoạt Thanh niên trong đoàn cải lương Saigon 3, bà được các nghệ sĩ trong đoàn như Thanh Điền, Thanh Kim Huệ khen ngợi đánh giá cao.
Theo như chia sẻ thì bà theo nghề hát cải lương là do hoàn cảnh đưa đẩy chứ không phải do yêu thích cổ nhạc . Tuy nhiên, về tân nhạc , cổ nhạc hay về tấu hài bà đều xuất sắc trong vai trò. Trong công việc bà là người luôn luôn cố gắng hết mình, tính tình hiền lành, rất dễ gần và có nếp sống bình dị nên đã rất thành công trong sự nghiệp sân khấu cũng như có hạnh phúc gia đình bền vững.
Năm 1981 đến năm 1988, trong 7 năm liên tục Tài Linh là đào chánh của các đoàn hát Tây Ninh 2, Long Giang, Tiếng Ca Sông Cửu, Vũng Tàu 2, Cữu Long 1, Tài Linh đã đi lưu diễn qua các tỉnh miền Trung, miền Đông, miền Tây Hậu Giang với các tuồng Công Chúa Tóc Thơm ( tức là tuồng cũ Sĩ Vân Công Chúa được đổi tên), tuồng Tội Của Ai ( tức tuồng Máu nhuộm sân chùa) và các tuồng cổ tích dân gian như Khoai Lang Dương Ngọc, Lâm Sanh Xuân Nương, Thoại Khanh Châu Tuấn, Phạm Công Cúc Hoa…
Năm 1989, Bà trở thành đào chánh ở đoàn Minh Tơ, ở đây bà đã được diễn viên kiêm đạo diễn Thanh Tòng chỉ dẫn những vũ đạo cơ bản của sân khấu tuồng cổ và hồ quảng. Cô rất sáng dạ nên tiếp thu rất nhanh cộng với vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng. Với vẻ đẹp ấy bà xuất hiện rất nhiều ở vai Nữ Hoàng , Công Chúa. Nhan sắc tuyệt vời cùng với giọng ca mượt mà sâu lằng đã làm nên tên tuổi của bà khi bà ở đoàn Minh Tơ.
Năm 2004, Tài Linh sang Mỹ định cư năm 2004 theo diện visa đoàn tụ gia đình, Nghệ sĩ Tài Linh rời quê nhà trong nước mắt. Gia đình chị được cha chồng bảo lãnh. Những năm đầu bà sinh sống bằng nghề làm móng ở Victor Ville.
Ba năm sống ở đây đối với chị là những chuỗi ngày dài nhớ quê hương và ánh đèn sân khấu. NS Tài Linh ít nhận show biểu diễn hơn các nghệ sĩ khác tại Mỹ.
Năm 2008, khi gia đình chị dọn về Huntington Beach, thành phố biển nằm trong khu Santa Ana, trung tâm định cư của người Việt, ngoài nghề trang điểm và làm đẹp ở tiệm Nail nổi tiếng của chị, khán giả kiều bào đã gặp lại một Lý Thần Phi – Tài Linh và nhiều vai diễn khác của chị trên đất Mỹ.
2. Vở Cải lương kinh điển
– Chị Chồng Nàng Dâu – Trăm Năm Tình Lỡ – Tiếu Lâm Nữ Quái – Chiêu Quân Cống Hồ – Chàng Lúa Lập Nghiệp – Bên Cầu Dệt Lụa – Tráo Hôn – Mộc Quế Anh Dâng Cây – Lỡ Kiếp Hồng Nhan | – Tìm Nhau – Hãy Ngủ Yên Niềm Đau – Tình Lỡ – Gánh Cải Trạng Nguyên – Thuyền Ra Cửa Biển – Điệp Khúc Tình Yêu – Vườn Hoa Không Nắng Rọi – Bí Mật Trái Tim – Kẻ Chợ Người Quê |
3. Bài ca cổ, tân cổ để đời
– Kỉ Niệm Xưa – Ngày Buồn – Mê linh biệt khúc – Dòng Sông Tình Yêu – Khát Vọng – Vợ chồng làm biếng – Tình Thiên Thu – Mưa Bụi Hoàng Hôn – Bảy Ngày Đợi Mong – Thần Nữ – Đi cày | – Hãy Ngủ Yên Niềm Đau – Giăng Câu – Ngưu Lang Chức Nữ – Cầu Tình Yêu – Xa người yêu – Nỗi Sầu – Đoàn Khúc Lam Giang – Chôn vùi tâm sự – Hương Thầm – Quán Gấm Đầu Lang – Xang Xì Líu |
4. Danh hiệu, giải thưởng
- Huy chương vàng Trần Hữu Trang năm 1991