Nghệ sĩ Thành Được
Nghệ sĩ Thành Được (cải lương)
|
Mục lục
Nghệ sĩ Thành Được từng được khán giả miền Nam mến mộ đặt cho cái tên “Ông vua không ngại” hay “kép hát thượng thặng”. Dù đã ngoài 80, ông vẫn còn ca vọng cổ rất hay.
1. Tiểu sử
Nghệ sĩ Thành Được là cháu ruột của bầu gánh hát cải lương Thanh Cần. Sau khi học xong tiểu học, ông theo cậu học hát. Ông nhận vai diễn đầu tiên vào năm 1954 trong gánh hát của cậu. Hai năm sau, ông đã nổi bật nhờ vai Tô Điền Sơn trong vở tuồng “Khi hoa anh đào nở“.
Năm 1958, Thành Được về Đoàn Kim Chưởng, sau đó tới Đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, rồi trở lại Kim Chưởng.
Năm 1961, ông kết hôn với nghệ sĩ ưu tú Út Bạch Lan. Hai người cũng trở thành cặp bạn diễn nổi tiếng trong các vở: Con gái chị Hằng, Tấm lòng của biển, Bọt biển… Đặc biệt hơn là vở Nửa đời hương phấn, ông rất được hàng triệu khán giả yêu thích.
Đến năm 1964, hôn nhân của cặp nghệ sĩ tan vỡ. Thành Được cưới người vợ sau tên Liên, sống hạnh phúc cho đến ngày hôm nay.
Năm 1984, Thành Được đi lưu diễn tại Cộng hòa Liên bang Đức và xin ở lại tại đây.
Đến năm 1995, ông chuyển sang sinh sống tại Mỹ. Nam nghệ sĩ bước chân vào lĩnh vực kinh doanh mở một nhà nhà hàng mang tên mình tại Milpitas, một phố nhỏ sát San Jose, California.
Đến nat, dù tuổi cao sức yếu nhưng NS Thành Được vẫn còn ca vọng cổ thật mùi mẫn. Ông vẫn bày tỏ nỗi nhớ khán giả, nhớ sân khấu cải lương. Nhưng sức khỏe không cho phép ông trở về nước. Tuy nhiên, nghệ sĩ Thành Được luôn là điểm tực vững vàng cho thế hệ nghệ sĩ cải lương trẻ tại hải ngoại.
2. Vở cải lương kinh điển:
– Người đẹp Thành Bát Đa – Tống tửu đơn hùng tín – Sân khấu về khuya – Tấm lòng của biển – Tình xuân muôn tuổi – Khi hoa anh đào nở – Mưa rừng (1975) – Ngôi nhà ma – Nửa bản tình ca | – Bọt biển – Anh hùng xạ điêu – Có phước được vàng – Chuyện tình An Lộc Sơn – Con gái chị Hằng – Đoạn tuyệt – Đợi anh mùa lá rụng – Giọt máu quấn vương – Tình xuân muôn tuổi |
3. Bài ca cổ, tân cổ để đời:
– Nàng là ai – Nụ cười xuân – Ngăn cách – Thương về quê cũ – Sân khấu về khuya – Chiều lạc lõng | – Hồi âm – Lỡ chuyến đò – Lâu đài tình ái – Đêm lạnh trong tù – Chuyện một người đi – Nàng là ai |
4. Danh hiệu, giải thưởng
- Huy chương Vàng giải Thanh Tâm (1966)