Nghệ sĩ: Thanh Hải (cải lương)– Tên thật: Hồ Văn Xia |
Mục lục
Ông cầm tinh con giáp gà (Quý Dậu 1933). Nghệ sĩ Thanh Hải được xếp hạng thứ 82051 trên thế giới và đứng thứ 57 trong danh sách những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Việt Nam
1. Tiểu sử
Nghệ sĩ Thanh Hải còn được khán giả đặt biệt danh là “Vua ngâm Tao Đàn”. Ngâm Tao Đàn chính là thế mạnh của ông, cũng chính vì vậy mà soạn giả Thu An thường viết thêm đoạn ngâm để ông có cơ hội phô diễn kỹ thuật của mình. Thù lao của nghệ sĩ lúc đó của Thanh Hải tăng vọt lên 1,2 triệu đồng (mức giá kỷ lục của nghệ sĩ năm 1963), cao hơn cả nhiều ngôi sao đương thời, chính là nhờ tài ngâm tao đàn.
Ông tốt nghiệp trung học với tấm bằng đệ nhất cấp, ông có thể nói được tiếng Pháp. Ông xin vào làm ở trại cao su Bến Cát để lấy tiền nuôi gia đình. Gia tài của ông là một chiếc radio gắn bó với ông như kỷ niệm, thời điểm đó ông rất thích giọng nghệ sĩ nhân dân Út Trà Ôn nên nghe rất nhiều bài hát vọng cổ của nghệ sĩ này. Ông còn tìm mua bài ca vọng cổ về tập theo radio.
Sau 7 năm gắn bó và làm việc tại trại cao su, ông quyết tâm theo đuổi gánh hát. Năm 1959, ông được soạn giả Điền Long giới thiệu về đoàn Hữu Chí từ đó ông được gọi với biệt danh là Thanh Hải.
Năm 1976, ông học chơi đờn ca tài tử và bắt đầu bước vào sân khấu cải lương chuyên nghiệp từ năm 1978 qua các đoàn: Đoàn Văn công TP.HCM, Đoàn 284, rồi về Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang cho đến nay.
Năm 1967, đảm nhiệm vai diễn Quách Tĩnh, ông là một trong bốn nghệ sĩ xuất sắc giành giải Thanh Tâm giải xuất sắc.
Năm 2000, ông đã viết nhạc nền cho 7 vở cải lương, đến năm 2005 là 5 vở cải lương.
Năm 2006, ông được mời sang Mỹ lưu diễn cùng với dàn nghệ sĩ tên tuổi như: Diệu Hiền, Phượng Liên, NSƯT Thanh Sang, NSƯT Bảo Quốc…
Vai diễn anh Kim Hùng trong vở “Cây sầu riêng trổ bông”, là vai diễn để lại ấn tượng và sự xúc động nhất mà nghệ sĩ Thanh Hải để lại trong lòng khán giả.
2. Vở cải lương kinh điển:
– Sự Vạn Hạnh – Tần Quỳnh Khóc Bạn – Dưới Bóng Từ Bi – Triệu Tử Long Triệt Giang | – Ni Cô và Kiếm Khách – Tiếng Chuông Thức Tỉnh – Chén Cơm Cúng Mẹ – Lưu Luyến |
3. Bài ca cổ, tân cổ để đời:
– Khói Tàu Lượt Sóng – Đời Mưa Gió – Tìm Chàng Trong Bóng Tối – Hậu Nghệ Hằng Nga | – Phiên Gác Đêm Xuân – Hán Đế Biệt Chiêu Quân – Tống Tửu Ô Hắc Lợi – Gánh Bưới Biên Hòa |
4. Danh hiệu, giải thưởng:
– Ông được nhà nước trao tặng danh hiệu nghệ sĩ Ưu tú