Nghệ sĩ Thương Huyền (cải lương)
|
Mục lục
Thương Huyền bắt đầu đi hát và nổi danh từ trước Cách mạng tháng Tám. Bà cùng với nghệ sĩ Mai Khanh hát về những bài tiền chiến của Phạm Duy, Văn Cao… tại quán Tân Nghệ sĩ, Thiên Thai và gây được nhiều tiếng vang. Cùng với Kim Tiêu, Thái Thanh, bà là một trong những nghệ sĩ đầu tiên hát nhạc của Văn Cao.
1. Tiểu sử
Sau Cách mạng tháng Tám, Thương Huyền trở thành một trong những ca sĩ đầu tiên đi theo cách mạng. Tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội, bà đã hát 2 ca khúc Suối mơ và Thiên thai trong buổi khai mạc chương trình Tuần lễ Vàng và Hũ gạo cứu đói do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động.
Thương Huyền đã trở thành nữ danh ca ở Hà Nội tại thời điểm này.
Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Thương Huyền tham gia Đoàn Kịch Giải phóng (có Song Kim, Lưu Bách Thụ, Phạm Văn Đôn, Hoàng Oanh, Phạm Duy, Phạm Đình Viêm (Hoài Trung sau này), Văn Cao, Mai Khanh) theo đoàn đi biểu diễn ở nhiều nơi trên các chiến trường, các khu sơ tán.
Năm 1947, bà được mời về công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc.
Trong thời gian này, bà đã đi học hỏi những làn điệu dân ca, hát chèo của các nghệ sĩ lão thành như Năm Ngũ, Dịu Hương… Bà đóng thành công vai Tấm trong vở chèo Tấm Điền cải biên từ vở Tấm Cám của Thế Lữ và Lưu Quang Thuận. Thương Huyền là giọng hát dân ca Bắc Bộ số một trong thập niên 1950 – 1960.
Năm 1954, sau khi kháng chiến kết thúc, bà trở về Hà Nội công tác. Bà cùng đội hợp xướng Hòa Bình sang Trung Quốc thu những đĩa hát đầu tiên của Việt Nam.
2. Bài ca cổ, tân cổ để đời:
– Câu hò bên bến Hiền Lương
– Tình trong lá thiếp
– Trăng sáng đôi miền
– Ánh đèn sáng trên cầu Việt Trì
– Hòa bình tươi vui
3. Danh hiệu, giải thưởng:
– Năm 1988: Bà đạt danh hiệu nghệ sĩ Nhân dân đợt 2