Nghệ sĩ Hữu Phước (cải lương)– Tên thật: Henry Trần Quang |
Mục lục
Hữu Phước là một trong những nghệ sĩ tài danh của cải lương Việt Nam trước 1975 với nhiều bài vọng cổ nổi tiếng. Ông là cha của hai nữ nghệ sĩ lừng danh Hương Lan và Hương Thanh.
1. Tiểu sử
Hữu Phước tên thật là Henry Trần Quang. Ông sinh năm 1932 tại Châu Thành, Sóc Sơn. Cha ông là Trần Quang Cảnh – Trưởng tòa chính quyền Pháp ở Nam Kỳ. Mẹ ông là Tám Kiều. Gia đình ông có quốc tịch Pháp và theo đạo công giáo.
Sớm chịu ảnh hưởng của cha mẹ (thân phụ là nhạc sĩ cổ nhạc đờn vĩ cầm tài tử, thân mẫu là một nữ nghệ sĩ trong gánh hát Thầy Thuốc Minh ở Sóc Trăng), ông có có năng khiếu âm nhạc từ khi còn bé.
Năm 1954, quán Họa Mi thuộc khu Đại Thế Giới là nơi ông đã bắt đầu sự nghiệp ca hát, do nghệ sĩ Năm Cần Thơ làm chủ. Chồng nghệ sĩ Năm Cần Thơ là nhạc sĩ Mười Lương, người thầy đầu tiên đào tạo, huấn luyện cho ông. Chính nghệ sĩ Mười Lương là người đã đặt nghệ danh Hữu Phước cho ông.
Tháng 2 năm 1955, ông lập gia đình và sau đó tiến thân lên Đà Lạt . Ông được ông Phan Văn Bản tức Ba Bản, bầu gánh Thủ Đô, chủ hãng đĩa Hoành Sơn, thu nhận vào làm việc với chức vụ thư ký riêng và phụ trách kỹ thuật thu âm. Trong một lần tình cờ, ông Ba Bản cho ông ca thử giọng và sau đó quyết định cho ông thu âm vào đĩa nhựa (loại đĩa quay 78 vòng)
Tháng 9 năm 1955, Đài Phát thanh Đà Lạt thành lập tại Hotel du Parc, ông và nhạc sĩ Hai Ngưu phụ trách ban văn nghệ trên Đài. Cuối năm 1955, ông trở lại Sài Gòn, gia nhập gánh Kim Thoa do nữ nghệ sĩ Kim Thoa làm bầu gánh. Biến cố xảy ra tại gánh Kim Thoa khi bị người nào đó ném lựu đạn vào đoàn hát ngày 19 tháng 12 năm 1955, may mắn khi ông chỉ bị thương nhẹ.
Một thời gian sau đoàn Kim Thoa tan rã, ông chuyển sang hát cho Đài Pháp Á. Không lâu sau khi gia nhập đoàn ông được sự tiến cử của nghệ sĩ Út Bạch Lan, ông tiếp tục gia nhập đoàn Thanh Minh – Năm Nghĩa bắt đầu thành danh sự nghiệp qua vai diễn Văn Khiết trong vở “Đứa con hai dòng máu” của soạn giả Lê Khanh.
Sau năm 1975, do có quốc tịch Pháp, nên ông cùng gia đình di cư sang Pháp.
Năm 1986, ông có quyết định táo bạo khi đứng ra quy tụ những nghệ sĩ cải lương đang định cư tại Pháp, để làm sống lại nghệ thuật cải lương ở hải ngoại. Tuy nhiên, ý định của ông không thành công.
Ông qua đời ngày 21 tháng 2 năm 1997 tại Paris, Pháp
2. Vở cải lương kinh điển:
– Đôi Mắt Người Xưa – Tình Cô Gái Huế – Con Gái Chị Hằng – Giọt Máu Quân Vương – Nửa Đời Hương Phấn – Sông Dài – Tấm Lòng Của Biển – Nắng Chiều Trên Sông Dịch – Đời Vũ Nữ – Lá Của Rừng Xanh | – Lan và Điệp – Gánh Nước Đêm Trăng – Nửa Bản Tình Ca – Khóc Thanh Nga – Mưa Rừng – Mặt Trận Ái Tình – Áo Cưới Trước Cổng Chùa – Tàu Đêm Năm Cũ – Sân Khấu Về Khuya – Người Đẹp Bạch Hoa thôn – Ni Cô Diệu Thiện |
3. Bài ca cổ, tân cổ để đời:
– Nhớ Mẹ
– Đội Gạo Đường Xa
– Ánh Trăng Sau Mành Trúc
– Tình Là Dây Oán
– Tàu Đêm Năm Cũ
– Trang Tử Thử Vợ
– Quán Nửa Khuya
– Khóc Thanh Nga
– Người Vợ Không Bao Giờ Cưới
– Sông Dài
4. Danh hiệu, giải thưởng:
– Năm 1965, đạt huy vàng diễn viên xuất sắc nhất giải thưởng Thanh Tâm qua vai ( Bác sĩ Vũ trong tuồng đôi mắt người xưa của Nguyễn Phương )