Linh Huệ

Linh-Hue

Nghệ sĩ Linh Huệ (cải lương)

  • Tên thật: Trương Thị Thu Trinh
  • Năm Sinh: 1959
  • Quê quán: Trảng Bàng, Tây Ninh
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Lĩnh vực: Cải lương

 

Mục lục

  1. Tiểu sử
  2. Vở cải lương kinh điển
  3. Bài ca cổ, tân cổ để đời
  4. Danh hiệu, giải thưởng

Cha cô là ông Trương Văn Sở (59 tuổi) và mẹ là bà Trịnh Thị Hai (55 tuổi) đều là nhà giáo từng dạy học ở trường Trảng Bàng, Tây Ninh. Bảy em của Linh Huệ, 3 trai, 4 gái hành nghề ngoài ngành sk. Ngày 27/12/1993, nữ nghệ sĩ Linh Huệ đã làm lễ thành duyên cùng ông Võ Viết Triều, kỹ sư cơ giới ô tô

1. Tiểu sử

Từ thuở bé Linh Huệ rất say mê ca hát nên cô quyết đi theo con đường này. Cha mẹ cô đã gởi cô đi theo học lớp tân nhạc với nhạc sĩ Bảo Thu (1973). Sau đó Bảo Thu thường dắt cô đi hát ở các show và thu tivi. Bảo Thu đã từng nói với Linh Huệ ”em có giọng ca tốt. Nếu em quyết tâm theo ca nhạc, chắc chắn sẽ thành danh”.  Nhưng rồi sau đó Linh Huệ không có dịp theo ca hát nữa mà phải về quê tiếp tục sự nghiệp học hành.

Năm 1976, cô học hết lớp 12 và rồi thi trượt tú tài nên phải nghỉ học với 1 nỗi buồn theo cô mãi mãi. May đâu dượng rể của Linh Huệ là ông Ba Đa, trưởng đoàn Văn công tây ninh trong dịp đến thăm gia đình cô, thấy Linh Huệ có giọng ca tốt nên đã khuyên cô nên theo đoàn Văn công Tây Ninh.

Thế là Linh Huệ học thạo ca tân để rồi đi theo đoàn cải lương. Cô sử dụng cái vốn tân nhạc của mình để ca tài tử suốt 2 năm liền. Để hội nhập với đoàn văn công Tây Ninh, Linh Huệ phải theo học cổ nhạc. Cô đã nhờ nhạc sĩ Tám Khích dạy cô ca rành tất cả bài bản ứng dụng cho cải lương.

Tuy đã có vị trí tốt ở các đoàn tỉnh, nhưng Linh Huệ cảm thấy cần phải trao dồi thêm cho nghề nghiệp, mà con đường tốt nhất là phải về TP Hồ chí minh để học hỏi thêm.

Năm 1980, khuôn mặt nữ nghệ sĩ mới xuất hiện ở 1 đoàn hát cải lương khiêm nhượng ở thành phố. Đó là Linh Huệ ở đoàn Trúc Giang (Tần Nguyên trưởng đoàn). Cô có dịp hát với những nghệ sĩ ca diễn vững vàng như Tuấn Thanh, Minh Minh Vương, Phương Loan….qua vai Giao (Vòng cưới anh trao), Thoại Khanh (Thoại khanh châu tuấn), Nguyệt Nga (Lục vân tiên). Với 1 đoàn như Trúc Giang, tiết mục biểu diễn hạn chế nên Linh Huệ không có dịp học hỏi, trui rèn qua các vai trò mới, nhất là trong các vở xã hội mà cô có ý muốn học hỏi. Vì thế 1 năm sau đó, Linh Huệ đã chấp thuận về hát ở sân khấu Sài gòn 3 khi được mời.

Cùng với ê kíp diễn viên trẻ có thực tài và một số diễn viên kinh nghiệm của đoàn Sài gòn 3 như Bảo Linh, Tuấn Thanh, Chí Hải, Vương Ngọc, Dương Thanh, Lan Chi, Văn Chung, Kim Quang, Bảo Chung, nữ nghệ sĩ Linh Huệ chói sáng giữa số đông diễn viên hùng hậu của đoàn Sài gòn 3 lúc bây giờ. Nếu tính từ lúc bắt đầu đứng SK hát cải lương (1978) thì chỉ có 3 năm sau Linh Huệ đã chiếm được vị trí tốt ở đoàn hát, ở TP. Còn nếu tính từ ngày về TP thì chỉ có 1 năm cô đã ở vào vị trí mà diễn viên khác hằng mơ ước.
Đó là cả sự may mắn của cuộc đời đi hát của Linh Huệ để rồi 6 năm sau (1987) cô lại được đoàn Sài gòn 1 mời về hát để cô có dịp trui rèn thêm nghề qua những vở hát khác và thay Thanh Kim Huệ trong nhiều vai (lúc ấy Thanh Điền – Thanh Kim Huệ về đoàn Sài gòn 3) như: Thị Hến (Ngao Sò Ốc Hến), chị ba (Lọ nước thần), An Tư (Công chúa An Tư), Cô gái (Cô gái hát rong), Hoàng Hậu (Vua hóa Hổ), Tiêu (Tiếng hát người yêu),…
Năm 1989, Linh Huệ về đoàn Văn công TP trong 6 tháng hát qua những vở như: Tiếng sáo đêm trăng, Khúc hát đoạn tình, Nợ tình,.… và rồi cô đi đoàn Sông bé 2, 6 tháng cùng hát với nam diễn viên Châu Thanh. Năm 1990 Linh Huệ lại trở về đoàn Sài gòn 3 diễn thành công thêm 2 vở mới loại xã hội là: Con thuyền không bến (vai Nga), Lâu đài trên cát (vai Hiếu).
Trong năm 1991, Linh Huệ lại có dịp cộng tác thêm hai đoàn cải lương của thành phố nữa là đoàn 2-84 hát qua các vở: Gọi tên tình yêu, Chuyện tình hai thế hệ, Tiếng chuông thiên mụ, và đoàn Trần Hữu Trang 1 qua các vở: Lan huệ sầu ai, Bóng hồng sa mạc, Võ tòng sát tẩu.
Sau 11 năm hát ở TP, Linh Huệ đã hát qua 6 đoàn hát cải lương: Trúc giang, Sài gòn 3, Sài gòn 1, Văn công TP, 2-84, Trần hữu trang 1 qua gần 40 vai khác nhau của đủ loại tuồng đã hình thành độ dài kinh nghiệm của 1 diễn viên SK cải lương. Nhưng người ta thấy nữ nghệ sĩ Linh Huệ….
VẪN MÃI TÌM MỘT CON ĐƯỜNG
Từ tháng 10 năm 1992, nữ nghệ sĩ Linh Huệ đột nhiên về cộng tác với đoàn cải lương Tây đô (Cần Thơ). Sự có mặt của Linh Huệ đã củng cố vững chắc đoàn Tây đô lúc bấy giờ với thành phần nghệ sĩ trẻ: Vương Thái, Vương Vũ, Vương Kiệt, Thanh tâm, Kiều Mỹ Dung, Ngân Thủy….
Trong 2 năm đoàn Tây đô đã khá vững mạnh trên đường lưu diễn ở các tỉnh miền tây, và danh tiếng của Linh Huệ cũng nổi lên ở miền tây. Trước đây cô đã từng hát ở các tỉnh miền đông rồi về thành phố, rồi lại đi hát ở miền tây, có phải Linh Huệ đi tìm khán giả ái mộ ở một vùng khác? Nếu vậy, Linh Huệ còn được một số khán giả ở vùng khác (miền bắc) ái mộ khi cô cùng với đoàn Tây đô đi ra Hà nội biểu diễn phục vụ quốc hội khóa 9 (1993) và được bằng khen. Dư luận khán giả và báo chí ở miền bắc đã tỏ ra có cảm tình với nữ diễn viên Linh Huệ của đoàn Tây đô.
Dù đi lưu diễn xa, giọng ca của Linh Huệ vẫn được các hãng băng ở thành phố chú ý nên cô thường xuyên được mời về thu băng. Cô đã thu trên 100 băng Audio và mấy mươi vở
Con đường đi tìm khán giả của Linh Huệ, nếu có, thì có lẽ cô đã được phần nào mãn nguyện với số lượng khán giả đáng kể ở thành phố, miền bắc, và các tỉnh miền trung, miền đông, miền tây, kể cả những khán thính giả ở quốc ngoại. Tuy nhiên dường như đó chẳng phải là con đường mà Linh Huệ đang tìm. Đi lưu diễn xa, bao giờ Linh Huệ cũng theo dõi các hoạt động cải lương ở thành phố với một nỗi niềm riêng. Có phải cô đang bận tâm về một con đường nào đó làm cô khổ tâm trong những năm qua? Linh Huệ đã 5 lần được độc giả Báo SKTP bầu chọn: Danh ca vọng cổ được yêu thích nhất (1990), Diễn viên được yêu thích nhất năm 1990, Diễn viên dự giải THT được yêu thích nhất qua 3 năm liền: 1991, 1992, 1993. Nhưng chiếc Huy chương vàng của giải THT hai năm đầu đã xa tầm tay của cô là sự đớn đau lớn. Dù vậy mỗi lần được giải, trong các buổi lễ phát giải của Báo SKTP, dù cô đang hát ở tận phương nào cũng về thành phố lãnh giải, tham gia tiết mục biểu diễn và bao giờ cô cũng là người đầu tiên có mặt trong buổi lễ với hóa trang và trang phục biểu diễn sẵn sàng.

2. Vở cải lương kinh điển:

– Người Khách Lạ
– Nguyệt Hổ Vương
– Độc Thủ Đại Hiệp
– Người Khách Lạ

3. Bài ca cổ, tân cổ để đời:

– Những Ngày Xưa Thân Ái
– Áo Đẹp Nàng Dâu
– Gặp Nhau
– Tạ Từ Trong Đêm
– Mùa Sầu Riêng
– Trường Cũ Tình Xưa
– Mùa Xuân Hạnh Ngộ
– Nụ Tầm Xuân
– Thương Về Miền Trung

4. Danh hiệu, giải thưởng:

–  Năm 1990 Danh ca vọng cổ được yêu thích nhất, Diễn viên được yêu thích nhất năm
– Diễn viên dự giải Trần Huyền Trang được yêu thích nhất qua 3 năm liền: 1991, 1992, 1993.

Thẻ:

Bài viết liên quan

Thảo luận cho bài: "Linh Huệ"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright 2023 © Website tổng hợp tin tức, bài hát cải lương MP3, Video cải lương để quý độc giả có thể nghe nhạc và xem video trực tuyến. Nguồn nhạc được sưu tầm từ rất nhiều nguồn trên Internet. Mọi vấn đề bản quyền xin vui lòng liên hệ Email cailuongxua@ gmail.com

Địa chỉ: 254 Minh Khai - Hà Nội.
Điện thoại: - E-mail: cailuongxua@gmail.com