Nghệ sĩ Phượng Liên (Ca cổ)
|
Mục lục
Phượng Liên là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng của nền nghệ thuật sân khấu cải lương Việt Nam trước năm 1975 (cùng thời với Minh Vương, Lệ Thủy, Mỹ Châu…) Bà được xem là “Bà hoàng của các hãng đĩa nhựa” thời bấy giờ.
1. Tiểu sử
Bên cạnh việc học, Phượng Liên luôn say mê ca hát dù cho cha có phản đối ngăn cấm. Cô tham gia ban nhạc Tây Đô cùng với nữ nghệ sĩ Mộng Tiền ( Tức Kim Liên ) và hát rất nhiều bài nhạc hay. Thế rồi một hôm, đang nô giỡn trên đường cùng bè bạn, Phượng Liên ngâm vài câu vọng cổ trong vở tuồng ” Người vợ không bao giờ cưới” của Thành Được và Út Bạch Lan, thế là được nghệ sĩ Phước Hậu phát hiện và nhất quyết theo đuổi tới tận nhà, xin bà mẹ của cô để anh có thể dạy cho Phượng Liên hát giọng cổ. Và từ đó Phượng Liên say mê giọng cổ, học rất mau lẹ, tập đóng vài vai đào con, và theo các đoàn nhỏ để hát.
Danh tiếng của cô đào 15 tuổi này nhanh chóng lan đến tai các bầu đoàn và cũng làm cho Phượng Liên càng nuôi tham vọng được cả nước biết đến, được đóng đào chính và được giải thưởng Thanh Tâm như Thanh Nga, Bạch Tuyết,Mỹ Châu.
Không lâu sau, Phượng Liên xin mẹ lên Sài Gòn lập nghiệp ca hát, cô cùng với bà Mười Cơ là bạn của mẹ Phượng Liên và là quản lí cho đoàn hát Tinh Hoa, đưa Phượng Liên tham gia vào đoàn Tinh Hoa. Thời gian đầu khá khó khăn, Phượng Liên chưa được hát mà chỉ ngồi bán vé và múa mở màn hay đóng những vai nhỏ, có khi người trong đoàn bị bệnh hay bận không diễn được thì cô mới thế vai rồi sau đó trở lại nhiệm vụ cũ.
Sau một thời gian, Phượng Liên rời đoàn Tinh Hoa, ban đầu có ý định quay trở lại con đường học tập nhưng không thành. Một thời gian sau, hay tin Tuấn Kiệt (tức nghệ sĩ Châu Thanh) lập gánh hát lấy tên đoàn là Tuấn Kiệt và có nhã ý mời và kết hợp với Phượng Liên
Phượng Liên được làm đào chánh và báo chí Sài Gòn khen ngợi rất nhiều về một đoàn hát mới ra mắt cùng nhiều nghệ sĩ trẻ tài năng. Khoảng 6 tháng sau, Phượng Liên được mời về và ký hợp đồng với đoàn Kim Chưởng làm đào chánh.
Ngay lúc này, được sự chỉ bảo nghiêm khắc của bà bầu Kim Chưởng, Phượng Liên đã được rèn dũa từ cách ca, cách diễn xuất từng li từng tí,… Cũng từ đoàn Kim Chưởng, Phượng Liên với Dũng Thanh Lâm đã nổi tiếng với các vở Tiếng hạc trong trăng, Quỷ Bảo, Mùa trăng và nước mắt… như hiện tượng của sân khấu thời đó, lập tức sánh ngang với Thanh Nga, Mỹ Châu, Lệ Thủy.
Đến năm 1966, với vở Người nhạn trắng cùng với Phương Quang, Phượng Liên được vinh danh với giải Thanh Tâm xuất sắc được trao bởi Thanh Nga và đây là bước tiến giúp Phượng Liên khẳng định tên tuổi và tài năng đến với công chúng.
Dù thành công rực rỡ trong sự nghiệp nhưng bà không ngừng cố gắng, chăm chỉ tập luyện và đã được đền đáp qua các đoàn hát nổi tiếng như Dạ Lý Hương, Bạch Tuyết Hùng Cường, Thái Dương, Sài Gòn Một… với các vai trong Lục Vân Tiên Kiều Nguyệt Nga, Lấy chồng xứ lạ, Đời là một chữ T, Đời cô lẻ, Ngao Sò Ốc Hến, Lữ Bố Điêu Thuyền.
2. Vở cải lương kinh điển:
– Lá trầu xanh – Chuyện cổ Bát Tràng – Nửa đời hương phấn – Quán khuya sầu viễn khách – Quỷ bão – Mùa thu trên Bạch Mã Sơn – Cô lái đò – Kim Vân Kiều – Nắng sớm mưa chiều | – Ngao sò ốc hến – Giấc mộng đêm xuân – Nhạn về xóm liễu – Tâm sự loài chim biển – Tuyệt tình ca – Tiếng trống Mê Linh – Tô đắc kỷ – Quán khuya sầu viễn khách – Xin một lần yêu nhau – Lấy chồng xứ lạ |
3. Bài ca cổ, tân cổ để đời:
– Tình nghèo – Hoa bất diệt – Hai mùa mưa – Chuyến xe lam chiều – Con gái của mẹ – Khung trời kỷ niệm – Sao rụng giữa thiên hà – Áo cưới màu hoa cà – Rồi hai mươi năm sau – Mùa hoa anh đào | – Đêm trên đảo hoang – Bà mẹ quê – Hãy quên nhau – Phận bạc – Còn thương góc bếp cháy hè – Ông Trượng và Tiên Bửu – Phút cuối – Nhớ nhau hoài – Dư âm – Xuân này con không về |
4. Danh hiệu, giải thưởng:
- 1966: Đạt giải Thanh Tâm (vở Người nhạn trắng, Mùa trăng nhiều nước mắt và Quỷ bão).
- 2015: Nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú