Nghệ sĩ: Phượng Mai (cải lương)– Tên thật: Trương Thị Bích Phượng |
Mục lục
Phượng Mai là người nghệ sĩ nổi tiếng trong giới cải lương Hồ Quảng, chị cũng là người nghệ sĩ định cư ở hải ngoại truyền nghề cho nhiều lớp trẻ đến với Sân khấu tuồng cổ. Đến nay, mặc dù đã khá nhiều tuổi nhưng lối diễn của chị không hề thay đổi ngược lại còn rất sung sức tràn đầy nét thanh xuân trong các vai diễn chính vì vậy mà vẫn thu hút của chị với khán giả trong nhiều năm qua
1. Tiểu sử
Từ nhỏ, Phượng Mai theo học tại trường tiểu học Phan Văn Trị ở đường Trần Hưng Đạo, hàng đêm chị theo người mẹ nuôi Cao Long Ngà đi đến các rạp hát để xem bà hát, chị đam mê đến nỗi bỏ cả học để đi xem các nghệ sĩ khác diễn xuất. Khi mẹ nuôi chị phát hiện ra tài năng của chị thì cha mẹ nuôi của chị đều đã rất ủng hộ chị đi theo con đường nghệ thuật và gửi chị vào học lớp đồng ấu minh tơ do chính nghệ sĩ Minh Tơ trực tiếp giảng dạy về hát bội, nhạc sĩ Tư Tần, nhạc trưởng dàn nhạc Minh Tơ về cổ nhạc cải lương, học ca Hồ Quảng với Há Thầu Chợ Lớn,cùng với nhiều nghệ sĩ khác. Chị học nghề trong 7 năm, trong suốt thời gian đó chị vừa học vừa diễn đạt được nhiều thành tựu xuất sắc như
– Năm 9 tuổi, chị đã nổi tiếng ở nhóm Đồng Ấu Minh Tơ với các với các vở tuồng như Na Tra, Ngũ Biến, Hoa Mộc Lan, Lương Sơn Bá & Chúc Anh Đài.
– Năm 14 tuổi, chị trở thành một đào chánh ở Ban Cải Lương Hoa Thế Hệ, Phụng Hảo và nhiều ban kịch cải lương trên Đài Truyền Hình cùng diễn xuất với các nghệ sĩ danh tiếng như Thanh Tòng, La Thoại Tân, Vũ Đức, Thanh Bạch, Đức Lợi, Hùng Cường … thu hút lượng lớn khán giả ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định và các vùng phụ cận.
– Năm 15 tuổi, chị trở thành người hát chánh cho đoàn Hà Triều Hoa Phượng, sau đó chị được ký hợp đồng hát cho đoàn Lý Dạ Hương.
Sau năm 1975, chị chuyển sang hát đào chánh ở đoàn Minh Tơ, đến năm 1979 chị quay trở lại hát cho đoàn Lý Dạ Hương trong tuồng Bao Công Xử Án Trần Thế Mỹ; sau đó cô theo chồng sang Tây Đức định cư trong 15 năm. Từ năm 1994, chị chuyển qua California định cư, sống với 2 con trong suốt 19 năm; tại đây chị vẫn sống bằng nghề hát và được các trung tâm băng nhạc lớn mới thu thanh thu hình.
2. Vở cải lương kinh điển:
– Châu Về Hiệp Phố
– Hoàng Hậu Không Đầu
– Trảm Triệu Khải
– Hớn Đế Biệt Chiêu Quân
– Anh Hùng Náo
3. Bài ca cổ, tân cổ để đời:
– Thành Phố Buồn – Lý Chim Quyên – Đường Về Quê – Hương Cau Quê Ngoại – Kể Chuyện Trong Đêm – Tình Tuổi Ô Mai |
– Đừng Nói Xa Nhau – Lòng Mẹ – Gặp Lại Cố Nhân – Gió Đưa Bóng Sậy – Mưa Trên Phố Huế – Thiên Lý Câu Thề |
4. Danh hiệu, giải thưởng:
(*Đang Cập Nhật*)