Nghệ sĩ: Bạch Long ( Cải Lương) – Tên thật: Nguyễn Thanh Tùng |
Mục Lục
1. Tiểu sử:
Tên tuổi của nghệ sĩ Bạch Long nổi bật trên sân khấu cải lương tuồng cổ với rất nhiều vai diễn được khán giả trong và ngoài nước đón nhận… Là một nghệ sĩ chân chính, sống chết với nghề và luôn cháy bỏng trong công việc đào tạo một thế hệ kế thừa, chính vì thế, anh đã có được niềm vui của người gieo trồng
Tử vi của tôi cho thấy tôi là người không có “ngôi gia”, nghĩa là kiếp sống trên đời sẽ không có lấy một cái nóc nhà riêng cho mình. Điều đó cũng gián tiếp nói rằng, tôi không có một gia đình đúng nghĩa. Cha mẹ tôi không có số nuôi con trai. Sau khi người anh trai đầu tiên mất sớm, sinh ra tôi lại bệnh tật triền miên, nên từ khi còn nhỏ, tôi đã được đưa vào đình làm con nuôi cho người cô ruột của cha.
Năm 15 tuổi, cha mẹ ruột đón tôi về, nhưng cuộc sống đơn độc với người mẹ nuôi già đã thấm vào người tôi tự lúc nào. Không đành đoạn xa mẹ, người có công nuôi mình thành người, tôi từ chối. Dù trong 15 năm đó, anh chị em tôi đều qua lại thân thiết, nhưng tôi vẫn không muốn về.
Người xưa có câu mà tôi rất thích: “Lùi một bước trời cao bể rộng”. Có lẽ cuộc sống đơn giản trong một gia đình chỉ có hai người và sự tĩnh lặng của ngôi nhà – thật ra là cái đình – đã thực sự ăn vào người nên tôi giữ cho mình một chữ “nhẫn”. Đến giờ, khi ở nhà thuê tôi vẫn không lấy làm buồn hay tủi thân khi thấy chị em mình ở nhà cao cửa rộng. Thành Lộc từng muốn tôi về sống chung nhưng tôi lắc đầu. Tính tôi vậy, không muốn phiền hà người khác dù đó là người thân của mình.
Bốn mươi năm gắn bó với cái đình, tôi đã trải qua biết bao nước mắt và nụ cười gần như của cả một đời người. Ngày mẹ tôi mất, xác còn nằm đó mà tôi phải ra sân khấu chọc cười khán giả. Thôi thì dù có ngồi cạnh mẹ suốt đêm, mẹ cũng chẳng sống dậy được mà khán giả lại đang đợi mình. Không biết tối hôm ấy, giữa muôn trùng tiếng vỗ tay dưới kia, có lời khen ngợi nào dành cho mẹ, người đã mãi mãi không còn chờ tôi được nữa.
Những năm 2000-2001, nhóm Đồng Ấu Bạch Long tan rã, công sức, tiền bạc của tôi đắp vào cho nhóm coi như tan thành mây khói. Tôi tháo cái đồng hồ thứ duy nhất cứu mạng tôi lúc bấy giờ đưa cho thằng học trò: “Thiên, mày đi cầm giùm thày”. Thằng nhỏ chạy về, dúi vào tay tôi 300 nghìn: “Thầy ơi, người ta không cầm món này. Thầy cầm số tiền này của con xài đỡ, khi nào có, thầy đưa con cũng được”. Tôi không thể cầm đưuọc nước mắt khi nhìn cái đồng hồ mà chảy nước mắt.
2. Vở cải lương kinh điển:
– Ba Chàng Lính Ngự Lâm
– Lữ Bố Hí Điêu Thuyền
– Cổ Tích Mùa Xuân