Viễn Châu

nghe-si-Vien-Chau1

Soạn giả cải lương Viễn Châu

  • Tên thật: Huỳnh Trí Bá ( Bảy Bá)
  • Năm sinh: 1924
  • Quê quán: Đôn Châu, Trà Vinh

Soạn giả Viễn Châu được cho là người đã khai sinh ra thể loại cải lương tân cổ giao duyên và đã có công đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sĩ cải lương danh tiếng một thời.

 

Soạn giả – Nghệ sĩ Viễn Châu xuất thân trong gia đình vọng tộc

Thuở nhỏ, ông học quốc văn ở trường làng và học Hán văn với những bậc túc nho ở tại nhà. Ngoài ra, khi còn học ở trường, ông đã mê đờn ca, cả tân lẫn cổ, thường có mặt trong các buổi đờn ca tài tử, hoặc cùng bạn bè tổ chức đờn ca. Ông mày mò những ngón đờn học lỏm qua đĩa hát nhựa cũng như các nhóm đờn ca tài tử ở làng quê. Đến năm 19 tuổi, ông đàn thạo các loại đàn tranh, vĩ cầm, guitar và được nhiều người khen ngợi.

Năm 1943, theo lời rủ rê của người bạn, ông tìm đến Đài phát thanh Sài Gòn xin đờn thử. Nhờ ngón đờn tài hoa, ông được nhận vào ngay. Khi ấy, Bảy Bá có quen với nhạc sĩ Mười Còn, lúc đó đang đờn cho đoàn Việt kịch Năm Châu (NSND Năm Châu). Bất ngờ, trước chuyến lưu diễn ra Hà Nội, nhạc sĩ đàn tranh của đoàn bị bệnh, Bảy Bá được nghệ sĩ Mười Còn kêu vào thế chân. Từ đó, ông có cơ hội tiếp xúc với các nghệ sĩ Năm Châu, Lê Hoài Nở, Trần Hữu Trang, Duy Lân… và bắt đầu học sáng tác.

Bước gian truân của người nghệ sĩ

Vở cải lương đầu tay của Bảy Bá là Hồn chiến sĩ có nội dung chống thực dân Pháp, được viết vào năm 1945 và được tổ chức hát bán vé để góp quỹ kháng chiến. Năm 1946, khi người anh kế bị Pháp bắt và bức tử, để tránh khủng bố, Bảy Bá rời Đôn Châu lên Vĩnh Long tá túc trong nhà một người bạn rồi sau đó phiêu bạt lên Sài Gòn. Ông mưu sinh bằng cách đi đờn cho các đám cưới, đám hỏi, liên hoan… Nhiều khi đi về khuya quá, sợ phá giấc ngủ của bạn nên ông kê cây đờn làm gối ngủ tới sáng ngay ở ngoài hàng ba nhà trọ chớ không gọi cửa. Bút danh “Viễn Châu” với hàm ý xa Đôn Châu được ông lấy trong thời gian này, như một cách nhớ về quê hương, nguồn cội.

Năm 1947, ông viết vở Nát cánh hoa rừng nhằm tố cáo chế độ thực dân Pháp và sự bóc lột của bọn chủ đồn điền Pháp. Đây là vở cải lương đầu tiên của Viễn Châu được trình diễn trên sân khấu đại ban. Kể từ đó, tên tuổi Viễn Châu bắt đầu được giới mộ điệu chú ý. Cũng trong thời gian này, tiếng đờn tranh của Bảy Bá được các hãng đĩa thu thanh và phát hành liên tục.

Soạn giả Kiên Giang ca ngợi: “Ngón đờn tranh điêu luyện của anh Bảy Bá như rót vào hồn bài vọng cổ những rung động con tim của người nghệ sĩ đã có nhiều vốn sống”.

Ngoài đoàn Việt kịch Năm Châu, ông còn cộng tác với nhiều đoàn hát tên tuổi thời ấy: Kim Thanh Út Trà Ôn, Thanh Minh Thanh Nga, Dạ Lý Hương, Tân Hoa Lan. Sau giải phóng, ông cộng tác với Đoàn Văn công thành phố, Hãng băng Sài Gòn Audio… Năm 1984, ông cùng đoàn nghệ thuật 284 lưu diễn ở các nước Tây Âu. Các vở cải lương của ông: Tình mẫu tử, Đời cô Nga, Sau bức màn nhung, Chuyện tình Hàn Mặc Tử, Nợ tình, Hoa Mộc Lan, Hai nụ cười xuân… đã tạo nên những dấu ấn không phai trong lòng khán giả. Đặc biệt, vở Ai điên ai tỉnh đã được báo giới bình chọn là vở cải lương hay nhất ở miền Nam năm 1974.

nghe-si-Vien-Chau1

Soạn giả cải lương Viễn Châu

Nghệ sĩ Viên Châu khai sinh thể loại cải lương tân cổ giao duyên

Một sáng tác của soạn giả Viễn Châu có ý nghĩa đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật là ghép tân nhạc vào bản vọng cổ mà ông gọi là “Tân cổ giao duyên”. Ông bị báo chí Sài Gòn thời ấy “đánh” tả tơi vì cho rằng ông đã làm hỏng bài vọng cổ chính thống. Tuy nhiên, Viễn Châu không dao động mà bình tĩnh lắng nghe các ý kiến khen chê rồi quyết định tiếp tục sáng tác. Ông đúc kết được, bài tân cổ giao duyên chỉ có thể phù hợp khi chọn ca khúc mang âm hưởng dân ca, gần với chất ngũ cung của âm nhạc cải lương thì mới quyện được. Ấy vậy mà sau này, tân cổ giao duyên lại rất được người đời ưa chuộng.

nghe-si-Vien-Chau1

Nghệ sĩ Viễn Châu để lại cho đời hơn 2000 bản vọng cổ

Nói về tài viết vọng cổ thì soạn giả Viễn Châu là người có khả năng “xuất khẩu thành… vọng cổ”. Ông có những tác phẩm tạo sự mới mẻ và gây tiếng vang lớn cho thể loại vọng cổ hài hước. Hơn 70 năm gắn bó với sân khấu cải lương, Viễn Châu không chỉ để lại cho đời lượng tác phẩm đồ sộ với hơn 2.000 bản vọng cổ, 70 kịch bản cải lương nổi tiếng

 

 

Thảo luận cho bài: "Viễn Châu"

Copyright 2023 © Website tổng hợp tin tức, bài hát cải lương MP3, Video cải lương để quý độc giả có thể nghe nhạc và xem video trực tuyến. Nguồn nhạc được sưu tầm từ rất nhiều nguồn trên Internet. Mọi vấn đề bản quyền xin vui lòng liên hệ Email cailuongxua@ gmail.com

Địa chỉ: 254 Minh Khai - Hà Nội.
Điện thoại: - E-mail: cailuongxua@gmail.com