Bạch Tuyết

cai-luong-bach-tuyet

Nghệ sĩ Bạch Tuyết (Cải lương)

  • Tên thật: Nguyễn Thị Bạch Tuyết
  • Ngày sinh: 24/12/1945
  • Quê quán: An Phú, An Giang
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Nghề nghiệp: Diễn viên sân khấu, nhà viết kịch, diễn viên điện ảnh, nhà nghiên cứu
  • Học vấn: Tiến sĩ

 

Mục lục

  1. Tiểu sử
  2. Vở cải lương kinh điển
  3. Bài ca cổ, tân cổ để đời
  4. Danh hiệu, giải thưởng

Nghệ sĩ Bạch Tuyết là nhân vật nổi tiếng của sân khấu cải lương Việt Nam, được mệnh danh là “Cải lương chi bảo”. Đồng thời cũng là nghệ sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam đạt danh hiệu Tiến Sĩ.

1. Tiểu sử

Bạch Tuyết, sinh 24/ 12/ 1945 tại làng Khánh Bình, Châu Ðốc (nay thuộc xã Khánh An, huyện An Phú), tỉnh An Giang. Từ thuở còn đi học bà đã bộc lộ năng khiếu ca, ngâm nên thường được các thầy cô đưa lên trình diễn trong những buổi văn nghệ ở trường lớp.

Năm 1955, lúc đó 9 tuổi bà đã chịu cảnh mồ côi mẹ. Để mưu sinh, bà phải đi hát cho các nhà hàng bằng những bài tân nhạc như “Tiếng còi trong đêm, Nắng đẹp miền namTrong một lần tình cờ gặp được “Nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga. Bà đã hát và được Người nghệ sĩ lớn nhận xét rằng có tố chất để trở thành một ngôi sao cải lương. Lời khích lệ đó là động lực to lớn giúp bà gắn bó theo đuổi con đường sân khấu cải lương.

nghe-si-bach-tuyet

Nghệ sĩ Bạch Tuyết

Năm 1960, Bạch Tuyết vào học trường nội trú của các ma sơ công giáo. Khoảng thời gian này, bà học hỏi nhiều nghệ sĩ lớn, trong đó có soạn giả Điêu Huyền. Từ đó tên tuổi của bà dần được xuất hiện nhiều hơn trên các đài phát thanh, trên báo chí. Điêu Huyền đã nhận Bạch Tuyết làm con nuôi, cho bà gia nhập đoàn Kiên Giang. Đó gần như là điểm bắt đầu cho sự nghiệp của bà.

Năm 1961, trong một lần đoàn Kiên Giang diễn vở “Lá thắm chỉ hồng”, cô đào chính bận đột xuất nên tới trễ, Bạch Tuyết bất ngờ được giao vai cô lái đò Lệ Chi, diễn xuất của một cô gái trẻ mới đứng trên sân khấu quá xuất thần khiến khán giả hết sức ngạc nhiên. Sau đó là vở “Kiếp chồng chung”, “Suối mơ rền áo cưới”,… Bà được Út Trà Ôn mời về đoàn Thống Nhất, vở Tiếng hát Muồng Tênhđưa tên tuổi bà nổi như cồn.

Ngoài đam mê mãnh liệt với sân khấu, Bạch Tuyết cũng là người rất ham học. Đang ở điểm chín của sự nghiệp thì bà nghỉ nửa năm để ôn thi Tú Tài.

Cuối 1962, bà vào đoàn Bạch Vân. Ngay năm sau – 1963, được nhận Giải Thanh Tâm cho diễn viên triển vọng.

Năm 1964, Bạch Tuyết về hát cho đoàn Dạ Lý Hương, tài năng của bà càng được khẳng định khi hợp tác với các soạn giả danh tiếng bấy giờ là Hoa Phượng – Hà Triều.

Năm 1966, Hùng Cường xuất hiện tại đoàn Dạ Lý Hương, cùng với Bạch Tuyết tạo thành một cặp đôi hoàn hảo nhất nhì làng cải lương thời bấy giờ. Bà ở lại đoàn Dạ Lý Hương thêm 2 năm nữa.

Sau năm 1968, tình hình chiến tranh gay gắt, bà ngừng hát một thời gian.

Đến năm 1971, bà cùng với Hùng Cường mở gánh hát Hùng Cường – Bạch Tuyết (sau này đổi thành Đoàn ca kịch Bạch Tuyết) diễn các vở kinh điển như: “Trăng thề vườn thúy”, “Má hồng phận bạc”, “Cung thương sầu nguyệt hạ”. Gánh hát này được rất đông người hâm mộ yêu mến và ủng hộ, tuy nhiên, sau một thời gian đã dừng hoạt động do không biết cách quản lý.

Giai đoạn 1970 – 1980, Bạch Tuyết lại một lần nữa khiến khán giả nhớ tới bà với những vai diễn Thái hậu Dương Văn Nga, Kiều Nguyệt Nga, cô Lựu, cô The, Thúy Kiều.

Bước đột phá trong sự nghiệp ca hát của Bạch Tuyết đến khi bà quyết định thử sức mình trong một vai trò vô cùng mới mẻ, mạo hiểm: Sáng tác kịch bản, đạo diễn với bút danh mới là Nguyễn Thị Khánh An. Với hàng trăm bài vọng cổ, tân cổ giao duyên. Nghệ sĩ Bạch Tuyết luôn luôn muốn làm mới bản thân mình, không ngừng cố gắng học hỏi.

 

2. Vở cải lương kinh điển:

Chiêu Quân cống Hồ
Cung thương sầu nguyệt hạ
Đêm tiễn đưa
Chuyện tình Hàn Mạc Tử
San Hậu
Đời cô Lựu
Mùa thu lá bay
Đoạn tuyệt
Nửa đời hương phấn
Thanh xà – Bạch xà
Lưu Kim Đính
Trăng thề vườn thúy
Dạ Hương
Giọt máu quân vương
Dốc sương mù
Chung Vô Diệm
Mưa rừng
Lá sầu riêng
Lan và Điệp
Tấm lòng của mẹ
Kim Vân Kiều
Tình xa nghĩa lạ
Trường tương tư
Sương mù trên non ca

 

3. Bài ca cổ, tân cổ để đời:

Tình Cha Nghĩa Mẹ
Dạ cổ hoài lang
Quê Nhà
Chuyến xe thơ mộng
Núm ruột quê hương
Xin anh giữ trọn tình quê
24 giờ phép
Em Chết Trong Lòng Anh
Đau xót lý chim quyên
Chuyến tàu hoàng hôn
Kiều Phong A Châu
Thương màu áo lam
Tiếu Ngạo Giang Hồ
Kẻ ở miền xa
Tình sầu
Giọng ca dĩ vãng

 

4. Danh hiệu, giải thưởng:

  • Năm 1963, Giải Thanh Tâm cho diễn viên triển vọng.
  • Năm 1965, Huy chương vàng giải Thanh Tâm cho nghệ sĩ xuất sắc với vở vở “Tần Nương Thất”
  • Năm 1988, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú
  • Năm 2012, Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân

Thảo luận cho bài: "Bạch Tuyết"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright 2023 © Website tổng hợp tin tức, bài hát cải lương MP3, Video cải lương để quý độc giả có thể nghe nhạc và xem video trực tuyến. Nguồn nhạc được sưu tầm từ rất nhiều nguồn trên Internet. Mọi vấn đề bản quyền xin vui lòng liên hệ Email cailuongxua@ gmail.com

Địa chỉ: 254 Minh Khai - Hà Nội.
Điện thoại: - E-mail: cailuongxua@gmail.com