Nghệ sĩ Mỹ Châu (cải lương)
|
Mục lục
Mỹ Châu được mệnh danh là ngôi sao của “thế hệ vàng” cải lương Việt Nam. Bà được khán giả nhớ đến với chất giọng trầm buồn không lẫn với ai và sở trường ca dây kép hiếm có.
1. Tiểu sử
Ngay từ thuở nhỏ, Mỹ Châu đã bộc lộ năng khiếu âm nhạc. Cha mất sớm nên bà và các anh chị đều do một tay mẹ nuôi lớn. Niềm đam mê lớn nhất của Mỹ Châu là ca tân nhạc. Tuy nhiên, bà cũng học thêm cổ nhạc để chiều lòng mẹ, vốn là một người rất mê cải lương.
Năm 7 tuổi, ông bầu Ba Cảng, chủ đoàn Tiếng Chuông phát hiện ra tài năng của Mỹ Châu trong một lần hát cải lương tại trường.
Đến năm 1961, khi mới 11 tuổi, Mỹ Châu nhận lời mời của ông bầu Ba Cảng. Cùng sự kèm cặp của mẹ, cô bé 11 tuổi chính thức bước vào làng cải lương.
Vai diễn đầu tiên của Mỹ Châu tại ban Tiếng Chuông là vai đào con Sao Ly trong vở Giai nhân bên suối mộng. Không lâu sau bà về với ban Lan và Được mới thành lập cuối năm 1961. Suốt gần một năm, bà chỉ được phân công ngâm thơ hậu trường những vở diễn Nước chảy qua cầu, Khi hoa anh đào nở.
Đến cuối năm 1962, vở diễn “Khi rừng mới sang thu” được dựng , Mỹ Châu mới được phân vai Ấu Quân. Sau đó, danh cầm Hai Long giới thiệu bà về ban Thành Công. Bà được phân công ca bài vọng cổ Bá Nha – Tử Kỳ, phát sóng trên Đài phát thanh Sài Gòn. Tiếng hát phát thanh thành công, Mỹ Châu được sự săn đón của các đoàn Kim Chung và Thủ Đô. Cuối cùng, bà về đoàn Thủ Đô 2 làm đào chánh. Với hình thể nhỏ bé, báo chí miền Nam đặt cho bà biệt danh “Lolita Mỹ Châu”.
Năm 1965, “nàng Lolita” nổi tiếng nhờ vai Thùy Dương trong vở Hai lần thu hẹn. Cũng năm đó, bà về đoàn Kim Chung, được nghệ sĩ Minh Cảnh dìu dắt. Lolita Mỹ Châu chiếm trọn sự mến mộ của khán giả khi thể hiện vai diễn Mai Thảo trong vở Trinh nữ lầu xanh.
Năm 1967, “giọng ca Bá Nha – Tử Kỳ” được trao tặng Huy Chương Vàng Thanh Tâm. Bà được mời vào vai chính nữ chúa Tọa Mã Sơn thu đĩa lại vở Khi rừng mới sang thu.
Trước 1975, những vở tuồng được thu băng đĩa như Sở Vân cứu giá, Kiếp nào có yêu nhau, Kiếm sĩ dơi, Gió giao mùa, Bình rượu nhiệm mầu, Tiêu Anh Phụng, Khi rừng mới sang thu, Lan huệ sầu ai… đều có sự đóng góp của giọng ca Mỹ Châu, khiến bà trở thành một trong những nghệ sĩ được thu thanh nhiều nhất.
2. Vở cải lương kinh điển:
– Lan Huệ sầu ai – Khách sạn hào hoa – Lấy chồng xứ lạ – Bao công cha án quách què – Ánh lửa rừng khuya – Bóng hồng sa mạc – Hàn Mặc Tử – Vân cưới vợ – Tâm sự loài chim biển | – Chiều đông gió lạnh về – Tìm lại cuộc đời – Người tình trên chiến trận – Đời cô Hạnh – Anh Hùng Xạ Điêu – Sân khấu về khuya – Tiêu Anh Phụng – Khi rừng mới sang thu |
3. Bài ca cổ, tân cổ để đời:
– Ai lên xứ Châu Thành – Hoa nhớ thương ai – Bình minh trên nông trường – Tình ca mùa ly loạn – Áo anh xanh nước biển – Ai xuôi vạn lý – Tình yêu đất biển – Tôi yêu hòa bình | – Bún nước lèo – Bài ca ngợi quê hương – Lối về xóm nhỏ – Chuyện tình hoa muốn biền – Định mệnh – Tri âm viễn khúc – Đồi tím hoa sim – Xuân Trường Sa |
4. Danh hiệu, giải thưởng:
- Đạt huy chương Vàng triển vọng Thanh Tâm khi mới 17 tuổi (1967)
- Danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (1993)
- Đạt huy chương vì sự nghiệp sân khấu năm (1999)
- Nữ hoàng Kiếm hiệp
- Nữ hoàng tân cổ giao duyên
- Nhũ mẫu của cải lương
- Giọng hát liêu trai
- Lolita Mỹ Châu