Những năm gần đây, có nhiều ý kiến nói về nguyên nhân vì sao khán giả đến với Cải lương ngày càng thưa vắng. Các ý kiến đó hầu hết của những nhà chuyên môn, của những người trí thức. Còn khán giả – phần lớn là những người lao động bình dân, họ nói gì ? Nhất thiết chúng ta cần phải lắng nghe.
Thứ nhất, lực lượng ca diễn chưa đáp ứng được nguyện vọng của công chúng, người trình bày quá phô diễn làn hơi, chất giọng… đến mức không cần thiết. Đóng tuồng, ca diễn chủ yếu là chuyển tâm tư, tình cảm của tác giả đến khán, thính giả chứ đâu chỉ là chuyển tâm trạng của người trình bày ? Nói đến Cải lương ngày xưa thì tuyệt vời, diễn viên đóng vai rất chuẩn, không quá cầu kì, ẻo lả như Cải lương bây giờ. Cải lương ngày xưa nghe đến phải ghiền, Cải lương bây giờ nhiều người khi nghe lại tránh chỗ khác…
Thứ hai, người quản lí chưa chú ý về hình thức tổ chức : từ âm thanh sân khấu đến trang phục của diễn viên… Có những buổi biểu diễn với âm thanh, tiếng đờn quá nhỏ làm cho Cải lương thiếu cái hồn. Khán giả cho rằng : khi nghe tiếng đờn vọng cổ thì tâm hồn mới xao xuyến, muốn nghe từng lời ca tiếng nhạc để mong tìm được sự đồng cảm. Còn trang phục của diễn viên thì đúng là có phần lòa loẹt, quá hình thức không phù hợp với sân khấu Cải lương.
Thứ ba, các phương tiện thông tin, những người có trách nhiệm còn thờ ơ với sân khấu Cải lương huống chi là người thưởng thức. Hầu như các chương trình đờn ca tài tử, ca cổ cải lương ít được xuất hiện trên các đài phát thanh, truyền hình. Có đài truyền hình chỉ phát chương trình ca cổ mỗi tuần một lần, không có chương trình phát lại. Nếu người lao động bận công việc không xem được thì quả là đáng tiếc. Mặt khác, nhiều chương trình chưa chú ý dàn dựng tác phẩm của địa phương, chỉ có nhiều bài ca ngợi nơi khác, không tạo được sự chú ý cho khán giả tại chỗ. Thật đáng tiếc !
Trên đây là những ý kiến rất thực tế từ công chúng quan tâm đến Cải lương. Với tinh thần yêu thích bộ môn nghệ thuật này, tôi xin ghi lại và gởi đến bạn đọc cùng tham khảo !
Mai Văn Sang
(Theo Tuần báo SK TP HCM)
Khán giả nói gì về Cải lương ?
Bài viết liên quan
Bài viết cùng chuyên mục
- MC Quyền Linh nghẹn ngào: Cô Phùng Há từng xoa đầu nhắc tôi phải giữ đạo đức nghề nghiệp
- Danh ca Hương Lan: Lần đầu tiên xuất hiện trên sóng truyền hình
- Thì ra đây là lý do “Trăm Năm Nguồn Cội” chinh phục trái tim khán giả
- Minh Vương tuổi 71: Vẫn ca vọng cổ “Lòng Dạ Đàn Bà” cực đỉnh
- “Vua vọng cổ hài” Văn Hường: Hành trình đi lên từ anh bán hạt dưa
- NSND Minh Vương hát cúng dường tại tịnh xá Uyển Lộc
- Danh ca Hương Lan: 5 tuổi đã diễn chung với “Nữ hoàng sân khấu”
- Hùng Cường, Bạch Tuyết – Cơn “Sóng Thần” của cải lương Việt Nam
- NSND Lệ Thủy làm Hồi ký 60 năm – Hành trình của một giọng ca bất hủ
- Nghệ sĩ nổi tiếng phải đi diễn miễn phí… chúng tôi thấy nhục lắm!
- NSUT Ngọc Huyền: tôi và anh Long đã vượt qua tình yêu trai gái
- Phát vé xem cải lương miễn phí: Là giải pháp hay đang… tự sát?