Với chúng tôi, đêm diễn tại Đền Quán Đôi đã trở thành một kỉ niệm đẹp không thể nào quên…
Ngày 9 tháng 3 năm 2008, duyên may thế nào mà Nhà hát tôi lần đầu tiên ký được hợp đồng biểu diễn tại Đền Quán Đôi vừa được Đảng và Nhà nước cấp bằng công nhận di tích Lịch sử – Văn hoá.
Và kia rồi, Đền Quán Đôi mà dù ở nội thành nhưng tôi chưa một lần đặt chân tới đang từ từ hiện ra trước mắt. Ngay lập tức, chúng tôi cùng nhau cung kính vào đền lễ Thánh Thần.
Rồi vở diễn của chúng tôi cứ thế trôi theo những cảm xúc thăng trầm, những niềm đồng cảm sâu sa của các nghệ sỹ với từng thân phận nghiệt ngã của tiền nhân. Vở diễn đã diễn ra một cách thông đồng, bén giọt. Dù là buổi biểu diễn ngoài trời, lại ngay trong lòng thủ đô, vậy mà khán giả đã đón nhận ngoài sức mong đợi. Mọi người ngồi im phăng phắc theo dõi câu chuyện kịch, chỉ có mấy em bé tinh nghịch, lăn lộn, luồn lách dưới gầm sân khấu, liền bị người lớn nhắc nhở khẽ khàng, mà nghiêm khắc. Dù chỉ sau đó ít phút chúng lại chí choé với nhau, nhưng điều đó chẳng mảy may phá vỡ không khí tập trung cao độ của người xem phía mặt tiền sân khấu. Đến cao trào của vở kịch, khi Trần Thị Dung (do Dạ Hương thủ vai) cắn răng mà thít chặt dải lụa oan nghiệt lên cổ Vua Lý Huệ Tông – đấng Quân Vương – người cha của hai con mình – người chồng, người ân của cuộc đời mình, thì ở phía dưới, các cụ ông, cụ bà, và cả mấy chàng thanh niên nữa đã không thể cầm nổi nước mắt. Một bác trung niên tóc hoa râm, từ đầu tới giờ đứng phía phải sân khấu với chiếc máy quay, đã tấm tức khóc mà đầu thì gật lia lịa và chiếc máy quay thì hờ hững buông xuôi, quên cả phận sự là ghi lại những hình ảnh mà chủ nó vốn rất cảm tình. Rồi vở diễn kết thúc, những tràng pháo tay, những cánh tay trẻ trung từ đám thanh niên giơ cao vẫy về phía chúng tôi. Tôi đã khóc, không bằng những giọt nước mắt của Lý Huệ Tông. Tôi khóc vì sung sướng, vì đứa con tinh thần của tôi, của chúng tôi không hề bị bà con mình ruồng bỏ. Họ vẫn đón nhận một cách nhiệt thành những đứa con xứng đáng, không để họ phải phí hoài thời gian một cách vô ích và tẻ nhạt. Vậy là chúng tôi vẫn còn đất sống đấy chứ. Đó là mảnh đất mầu mỡ trong lòng bà con mình. Nhưng đừng “ tưởng bở”, sẽ chẳng có mảnh đất mầu mỡ nào dành cho những hạt lép.
Cũng không phải chỉ buổi diễn ở Đền Quán Đôi chúng tôi mới đón nhận được những tình cảm nồng hậu như vậy. Kể từ sau Cuộc thi Tài năng đạo diễn trẻ toàn quốc 2007 trở về, vở diễn Dấu ấn giao thờiđã có hơn hai chục xuất diễn. Dù diễn ở đâu cũng đều nhận được những sự cổ vũ đầy đặn như thế : từ bà con thủ đô, đến các cô chú ở ngoại thành Hà Nội ; từ các bạn bè “đồng” cái “nghiệp” “âm lịch”, đến các anh chị nghệ sỹ tên tuổi bên kịch nói và các loại hình sân khấu khác động viên, khen ngợi thực lòng… Vậy là chúng tôi đã cùng một lúc nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn, các bậc thầy nghề lẫn những người khán giả bình thường ở cả hai miền Nam – Bắc. Đó là một niềm hạnh phúc khôn tả, món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng tôi, những nghệ sỹ tâm huyết với sân khấu Cải lương của dân tộc.
Với chúng tôi, đêm diễn tại Đền Quán Đôi đã cho chúng tôi một kỉ niệm đẹp không thể nào quên
Triệu Trung Kiên.
Kỉ niệm về một đêm diễn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng chuyên mục
- MC Quyền Linh nghẹn ngào: Cô Phùng Há từng xoa đầu nhắc tôi phải giữ đạo đức nghề nghiệp
- Danh ca Hương Lan: Lần đầu tiên xuất hiện trên sóng truyền hình
- Thì ra đây là lý do “Trăm Năm Nguồn Cội” chinh phục trái tim khán giả
- Minh Vương tuổi 71: Vẫn ca vọng cổ “Lòng Dạ Đàn Bà” cực đỉnh
- “Vua vọng cổ hài” Văn Hường: Hành trình đi lên từ anh bán hạt dưa
- NSND Minh Vương hát cúng dường tại tịnh xá Uyển Lộc
- Danh ca Hương Lan: 5 tuổi đã diễn chung với “Nữ hoàng sân khấu”
- Hùng Cường, Bạch Tuyết – Cơn “Sóng Thần” của cải lương Việt Nam
- NSND Lệ Thủy làm Hồi ký 60 năm – Hành trình của một giọng ca bất hủ
- Nghệ sĩ nổi tiếng phải đi diễn miễn phí… chúng tôi thấy nhục lắm!
- NSUT Ngọc Huyền: tôi và anh Long đã vượt qua tình yêu trai gái
- Phát vé xem cải lương miễn phí: Là giải pháp hay đang… tự sát?