Nghệ sĩ Thanh Hằng (cải lương)
|
Mục lục
Nghệ sĩ Thanh Hằng được nhớ đến là một người đa tài có khả năng đảm nhiệm xuất sắc tất cả các loại vai tuồng như đào lẵng mùi, đào mùi, lẵng độc, đào độc và cả trên sân khấu hài kịch. Cô diễn có duyên, độc đáo khiến cho khán giả cười hả hê sau đó khán giả thấm thía cái nội dung sâu lắng của những câu tấu hài của mình.
1. Tiểu sử
Thanh Hằng thuộc thế hệ thứ tư của đại gia đình “Hai Núi”, một trong 5 đại gia đình nghệ sĩ lớn lúc bấy giờ.
Ông Hai Núi – ông nội cô là người tiên phong đưa ngành hát bội pha cải lương đi lên tại Việt Nam. Bà ngoại cô là nghệ sĩ Tư Hélènne cùng thời với nghệ sĩ Phùng Há. Cha cô là nghệ sĩ Hương Huyền, Mẹ là nghệ sĩ Kim Hoa. Do đó, có thể nói rằng Thanh Hằng may mắn thừa hưởng niềm đam mê cải lương và giọng hát ngọt ngào quyến rũ từ gia đình.
Năm lên 10 tuổi, thấy cháu ham thích ca hát, bà ngoại liền gửi Thanh Hằng theo học lớp đờn ca của nghệ sĩ Út Trong. Vừa sáng dạ lại con nhà nòi có tố chất nên thầy dạy 1 nhưng cô hiểu tới 5. Trường canh, nhịp phách cải lương Thanh Hằng học đâu thấu đó.
Xuất phát điểm của cô khi bước vào con đường nghệ thuật chỉ là 1 diễn viên múa ở đoàn hát Thanh Minh – Thanh Nga nổi tiếng của Sài Gòn thời đó.
Kiên trì khoảng 1 năm thì cơ hội đến, trong đoàn có 1 nữ nghệ sĩ nghỉ sang Mỹ định cư. Nghệ sĩ Thanh Nga gọi Thanh Hằng lại và muốn nghe cô ngâm 1 câu trong tuồng “Bên cầu dệt lụa”. Cô cất tiếng ngâm “Thấm thoát ba mùa thu lá bay/ Hàn sinh nuốt lệ kinh sử đợi chờ ngày…“. Giọng ngâm của nữ nghệ sĩ ngay lập tức thuyết phục những thành viên có mặt trong hội trường ngày hôm đó và cô chính thức thay thế vị trí của đào chính.
Tuy nhiên, khi suất diễn còn chưa tới thì Thanh Hằng xin nghỉ, theo đoàn hát Sao Ngàn Phương đi diễn ở các tỉnh miền Tây. Cô bắt đầu với vai tì nữ đi thử hài. Khi đó nghệ sĩ Kiều Hoa là nữ chính, lại hay bận nên với tài năng của mình Thanh Hằng thường được giao đóng thế. Cô khiến khán giả mê như điếu đổ chỉ với những vai đóng thế, tiêu biểu như vở “Lê Lai cứu chúa”, “Hồn thiêng sông núi”…
Sau đó một thời gian, nữ nghệ sĩ gia nhập đại gia đình Nhà hát Trần Hữu Trang. Tại đây, sự nghiệp cải lương của Thanh Hằng lên nhanh như diều gặp gió với hàng loạt những giải thưởng danh giá và cao quý (*Xem thêm mục Giải thưởng)
Năm 2001, đúng vào giai đoạn ở đỉnh cao của sự nghiệp, với biết bao show diễn thì Thanh Hằng im lặng giã từ sân khấu, đưa 2 con theo chồng sang Úc định cư, để lại bao nuối tiếc ở lại với khán giả quê nhà.
Năm 2016, sau bao đắn đo và dằn vặt cùng sự động viên của ba cô con gái, Thanh Hằng đồng ý lời mời của nghệ sĩ Hoài Linh, trở về nước với vai trò giám khảo cho nhiều chương trình như Thử tài siêu nhí, Đường đến danh ca vọng cổ mùa 2...
2. Vở cải lương kinh điển:
– Người Đẹp Bạch Hoa Thôn – Khi Rừng Mới Sang Thu – Cho Trọn Tình Đầu – Bọt Biển – Phạm Công Cúc Hoa – Câu Thơ Yên Ngựa | – Cung Đàn Nước Mắt – Hàn Mạc Tử – Nổi Oan Hoàng Hậu – Nỗi Buồn Con Gái – Tứ Tử Đăng Khoa – Nước Mắt Thằng Gù |
3. Bài ca cổ, tân cổ để đời:
– Chiều Đồng Quê – Anh Ở Đầu Sông Em Cuối Sông – Lá Trầu Xanh – Nửa Cuộc Tình Sầu – Đêm Khuya Trông Chồng – Khúc Nhạc Ngày Xuân – Điệu Buồn Phương Nam | – Lòng Mẹ – Em Về Kẻo Mưa – Tâm Tình Dạ Cổ Hoài Lang – Áo Em Chưa Mặc Một Lần – Người Em Sầu Mộng – Duyên Nợ Cuộc Đời – Phàn Lê Huê |
4. Danh hiệu, giải thưởng:
– Năm 1982, giải A1 liên hoan sân khấu toàn quốc được trao cho Thanh Hằng với vai công chúa Quỳnh Dao vở “Xuân Thăng Long”.
– Năm 1991, Thanh Hằng đoạt huy chương vàng giải Trần Hữu Trang dành cho diễn viên xuất sắc nhất vai nữ vương trong vở Truyền thuyết về tình yêu.
– Năm 1997, Cô tiếp tục giành giải Mai vàng hạng mục diễn viên hay nhất năm với vở Duyên kiếp do tuần báo Tuổi trẻ tổ chức.