Sự thật đau lòng đằng sau ca khúc “Tha La Xóm Đạo”

Hận Tha La, Tha La xóm đạo và Vĩnh biệt Tha La là những bài hát được nhiều người biết đến trước năm 1975. Tha La được nhắc đến ở đây là tên một xóm đạo được nhiều nhạc sĩ trước 1975 phổ nhạc từ bài thơ nổi tiếng cùng tên của nhà thơ Vũ Anh Khanh, nhưng ít ai biết: Đằng sau nó là 1 câu chuyện buồn, về những ngày đau buồn của đất nước khi bài thơ được ra đời.

Vũ Anh Khanh là ai?

nha-van-vu-anh-khanh

Nhà văn Vũ Anh Khanh

Đến tận bây giờ, thân thế của nhà văn Vũ Anh Khanh vẫn còn là một bí ẩn chưa được làm rõ. Người ta chỉ biết ông tên thật là Võ Văn Khanh, sinh năm 1926 tại Mũi Né, quận Hải Long, tỉnh Bình Thuận.

Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950, Vũ Anh Khanh là một cây bút chuyên viết tiểu thuyết và truyện ngắn. Tác phẩm truyện dài của ông gồm Cây Ná Trắc, Nửa Bồ Xương Khô, Bạc Xíu Lìn và các truyện ngắn như Đầm Ô Rô, Bên Kia Sông, Sông Máu… Tuy nhiên, khi ra mắt bài thơ “Tha La xóm đạo” thì nhiều người nhớ đến tên tuổi của ông cho đến mãi tận sau này.

 

Tha La Xóm Đạo tiêu điều

Xóm đạo Tha La nằm tại xã An Hòa, huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. Xóm đạo này được thành lập vào khoảng năm 1863 nhờ sự cho phép và khuyến khích của người Pháp.

tha-la-ngay-xua

Tha La ngày xưa cũ

Mặc dù họ đạo Tha La phát triển ngày một mạnh mẽ nhưng khi thấy dã tâm khống chế toàn bộ đất nước của thực dân Pháp đã lộ rõ thì lúc này, người Công giáo Tha La đã phản ứng lại. Đến mùa Thu năm 1945, thanh niên Tha La tham gia phong trào kháng chiến ở Nam Kỳ. Chính thời điểm này, nhà thơ Vũ Anh Khanh trong một lần thăm Tha La đã cảm thấu tinh thần chống ngoại xâm ấy, để rồi bài thơ “Tha La xóm đạo” ra đời.

Nhà văn xấu số và tác phẩm để đời

Vũ Anh Khanh có lẽ là một nhà văn có số phận hẩm hiu nhất trong các nghệ sĩ cùng thời. Ông không được cả hai chế độ miền Nam và miền Bắc thừa nhận tài năng vì các hoạt động chính trị phát xuất từ lòng yêu nước.

Theo tiết lộ của ông Võ Hồng Cương (Cục phó Cục Tuyên Huấn QĐND Việt Nam) thì vào năm 1956, Vũ Anh Khanh được nghỉ phép ở Vĩnh Phúc nhưng ông đã sửa giấy phép thành Vĩnh Linh, Quảng Trị để vượt tuyến. Trong lần bơi qua sông Bến Hải vào Nam, khi sắp vào được bờ bên kia thì bị phát hiện và bị bắn tử vong. Cái chết của ông là một bi kịch cho những con người yêu nước trong giai đoạn đen tối của lịch sử cận đại.

Bài thơ “Tha La xóm đạo” của Vũ Anh Khanh đi vào lòng người bao nhiêu năm qua phải nói là có sự đóng góp của hai nhạc sĩ Dzũng Chinh và Sơn Thảo. Hai nhạc sĩ này đã phổ bài thơ thành hai bài hát: “Tha La xóm đạo” và “Hận Tha La” khiến cho bài thơ lan rộng vào quần chúng.

ban-viet-tay-ca-khuc-tha-la-xom-dao

Bản viết tay ca khúc Tha La Xom Đạo

“Tha La xóm đạo” được nhạc sĩ Dũng Chinh phổ nhạc vào năm 1964, sau đó 1 năm, nhạc sĩ Sơn Thảo phổ thành ca khúc mang tên “Hận Tha La”, và cũng trong năm này nhạc sĩ Anh Tuyền phổ thành bài hát “Vĩnh Biệt Tha La”




>> Nghe Hận Tha La (Trước 1975) – Dạ Hương

Viễn Châu (soạn giả cải lương nổi tiếng) cũng đã phỏng theo ý tưởng Vũ Anh Khanh để viết ca khúc tân cổ giao duyên cùng tên “Tha La xóm đạo”.

Bài thơ “Tha La xóm đạo” còn lưu hành tới ngày nay, ngoài giá trị nghệ thuật nó còn mang ý nghĩa nhắc nhở cho cả dân tộc về những ngày đau buồn khi đất nước trong thời kì chiến tranh.

 

Thảo luận cho bài: "Sự thật đau lòng đằng sau ca khúc “Tha La Xóm Đạo”"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright 2023 © Website tổng hợp tin tức, bài hát cải lương MP3, Video cải lương để quý độc giả có thể nghe nhạc và xem video trực tuyến. Nguồn nhạc được sưu tầm từ rất nhiều nguồn trên Internet. Mọi vấn đề bản quyền xin vui lòng liên hệ Email cailuongxua@ gmail.com

Địa chỉ: 254 Minh Khai - Hà Nội.
Điện thoại: - E-mail: cailuongxua@gmail.com