Trường phái ca “như Thanh Tuấn”

Đêm diễn đầy ý nghĩa đối với NSƯT Thanh Tuấn, khi mà công chúng đến với anh không chỉ ngưỡng mộ một tài năng đã có 40 năm cống hiến cho sự nghiệp phát triển cửa sân khấu cải lương, mà còn chúc mừng anh đã có nhiều hậu duệ nối nghiệp dù đó không phải là con cháu, họ hàng với anh.

Tâm sự về niềm vui mừng của một nghệ sĩ có nhiều diễn viên trẻ yêu thích và học theo cách ca ngâm, luyến láy, NSƯT Thanh Tuấn đã nói : ”Vào nghề tôi tự tin nghiên cứu bài ca cổ, bất cứ một bài bản nào cũng có năm dấu tượng trưng cho ngũ cung : hò, xừ, xang, xê, cống. Tôi ca dấu sắc rất ngọt, rất bén, các dấu còn lại thì đủ chất trữ tình, không dư, không kém. Về điều này có các em trẻ đã cố gắng bắt chước, trước hết là để ca cho tròn vành, rõ chữ, ca cho chín nhịp và luyến láy, lạng lách như tôi đã thể hiện. Rất may là có nhiều em ca rất giống, sau đó biết ý thức chuyển đổi, tìm lối đi riêng để tồn tại. Trước đây sân khấu cải lương có hai danh ca nối nghiệp cậu Mười út Trà Ôn đó là anh Thanh Hải và anh Phương Quang, hay Minh Cảnh thì có cách ca Minh Vương, Minh Phụng cũng ca theo trường phái, rồi đến Minh Minh Tâm, Tuấn Anh…bên dàn đào có chị Thanh Hương là đệ nhất đào thương ảnh hưởng sâu sắc đến giọng ca của Lệ Thủy. Nhưng về sau này các anh Thanh Hải, Phương Quang, chị Lệ Thủy đã biết cách thoát khỏi thần tượng của mình, để tỏa sáng rất riêng trong làng cổ nhạc. Tôi hy vọng các em : Chung Tuấn, Lương Tuấn, Vũ Tuấn, Minh Tiến, Ngân Tuấn, Điền Tuấn, Minh Minh Tuấn, Trần Tuấn, Khắc Tuấn, Khánh Tuấn, Giang Tuấn, Hào Tuấn, Lâm Tuấn, Thành Tuấn, Hoàng Minh Tuấn, Vũ Trường Tuấn, Lê Tuấn, Phi Tuấn, Đoàn Tuấn, Khanh Tuấn… sẽ cố gắng tìm cho mình một hướng đi riêng, khi dựa theo cách sáng tạo của tôi làm nền tảng phát huy giọng ca”.

Theo lời nhận xét của nhà báo Phạm Phú Túc (Đài TNND TPHCM), thì mỗi năm nhà đài tổ chức cuộc thi tuyển chọn giọng ca cải lương và giải Bông Lúa Vàng, thì có rất nhiều ”Thanh Tuấn” mới ra đời. Nhiều giọng nam dự thi, đã bắt chước làn hơi Thanh Tuấn. Đến đôi chỉ cần nghe qua là biết thí sinh sẽ ca như thế nào, ngâm ra sao và hơn hết là cách sắp chữ, lấy hơi, rồi chọn bài bản. Gặp gỡ các hậu huệ của Thanh Tuấn, chúng tôi đã lắng nghe nhiều tâm sự. Điền Tuấn (Đoàn cải lương Hoa Biển) cho biết : ”Nhà tôi ở miệt biển, niềm vui sau những giờ ra khơi là nghe radio, nghe anh Thanh Tuấn ca bài Nhớ Nha Trang, rồi Thương về miền Trung, riết mà tôi thuộc lòng cách ca của anh. Tôi cũng cố học để ca cho giống sau này theo đoàn hát tôi quyết định lấy tên Điền Tuấn nhưlà một hậu duệ của anh”. Nghệ sĩ Lương Tuấn tâm sự : ”Với tôi anh năm là thần tượng, từ nhỏ tôi đã yêu thích, đến khi vào nghề tôi xem anh như người thầy dù anh chưa lần nào chỉ dạy, hoặc thọ giáo anh cách ca, cách luyến láy, nhưng chỉ xem anh diễn, cách luyến láy, nhưng chỉ xem anh diễn , nghe anh la la học theo thì đó là một thế giới đầy huyền bí. Tôi phục anh ở chổ giọng anh vẫn nguyên vạn như ngày nào, điều quan trọng hơn nữa anh không bao giờ tỏ ra thầy đời đối vời các diễn viên trẻ, ai học cách anh thì cứ ca rồi anh nghe góp ý…”

Nghệ sĩ Minh Tiến không dấu xúc động: “Mỗi khi nghe anh ca bài mới, tôi cố tâm học cách nhấn mạnh trọng âm đế luyến cho ngọt nhưng có thể chỉ học được tinh thần sang tạo của anh thôi chứ không thể ca giống y khuôn được, NS Chung Tuấn (đoàn Bến Tre) nói : ”Tôi học cách ca ngâm của anh từ những kịch bản để đời như : Đường gươm Nguyên Bá, Tóm lại cuộc đời, Người tình trên chiến trận… Phải nói anh là ngừơi khơi nguồn sáng tạo cho tôi, từ đó cố gắng học để vuốt những câu ngân, những luyến láy cho thật ngọt”.

Nhận xét về cách ca của NS Thanh Tuấn, NSUT đạo diễn Trần Ngọc Giàu Phó Chủ tịch Hội Sân Khấu TPHCM đã nói : “Nếu không luyến láy, không ngân nga thì không phải là Thanh Tuấn. Anh đã đi từ những bước thăng trầm trong đời để đến với nghề và nhờ nghề mà thoát qua sự nghèo khó. Do vậy trong cách ca, trong thanh âm của người nghệ sĩ, dường như mang nặng sự chia sẻ, sự cảm thông và sự chịu ơn đối với những gì đạt được Anh thanh Tuấn là kép ca vì đoàn Kim Chung ngày trước chuộng ca hơn diễn, nhưng sau 75 anh đã cố gắng hòa mình vào tập thể để diễn, để phát huy sở trường ca trong diễn, từ đó các nhân vật của anh đã tỏa sáng, vượt bậc như : Đại úy Huy Bình (Tìm lại cuộc đời), Ngũ Châu (Đường gươm Nguyên Bá), Kim Trọng (Trăng thề vườn Thúy), A Khắc Chu Sa (Người tình trên chiến trận), Chu Văn An (vở cùng tên giúp anh đoạt Giải diễn viên xuất sắc Liên hoan phim Truyền hình Toàn quốc 2000 do HTV(làn dựng). Bấy nhiêu đó cũng để tạc nên chân dung một Thanh Tuấn luôn là thần tượng về cách ca đối với diễn viên trẻ

(Theo Báo sân khấu

Thảo luận cho bài: "Trường phái ca “như Thanh Tuấn”"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright 2023 © Website tổng hợp tin tức, bài hát cải lương MP3, Video cải lương để quý độc giả có thể nghe nhạc và xem video trực tuyến. Nguồn nhạc được sưu tầm từ rất nhiều nguồn trên Internet. Mọi vấn đề bản quyền xin vui lòng liên hệ Email cailuongxua@ gmail.com

Địa chỉ: 254 Minh Khai - Hà Nội.
Điện thoại: - E-mail: cailuongxua@gmail.com